VITIC
TIN TỨC- SỰ KIỆN

Tăng trưởng kinh tế năm 2021: Có thể đạt 6%

09/08/2021 14:20

Dự báo về tăng trưởng kinh tế năm 2021, các chuyên gia cho rằng, rất khó đạt mục tiêu 6,5% theo yêu cầu của Chính phủ tại Nghị quyết 01/NQ-CP, nhưng đạt 6% theo chỉ tiêu của Quốc hội thì có thể. Tuy nhiên, vẫn cần tạo động lực mới để cải thiện tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm.


Ảnh mnh họa, nguồn internet

Theo ông Lê Trung Hiếu – Vụ trưởng Vụ Hệ thống tài khoản quốc gia (Tổng cục Thống kê), tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm đạt 5,64%, như vậy, để đạt được mục tiêu tăng trưởng 6,5% theo yêu cầu của Chính phủ thì 6 tháng cuối năm phải đạt mức tăng trưởng 7,2%. Đây là mục tiêu rất khó khăn trong bối cảnh năng lực nội tại nền kinh tế đang suy yếu và các tỉnh trọng điểm về kinh tế lại đang hứng chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch Covid-19.

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng 6% theo Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 của Quốc hội, ông Lê Trung Hiếu cho rằng, 6 tháng cuối năm phải đạt mức tăng trưởng khoảng 6,3%. Với chỉ tiêu này, nếu tình hình dịch bệnh sớm được kiểm soát cùng với các giải pháp đồng bộ của Chính phủ thì hoàn toàn có cơ sở để thực hiện, nhất là trong bối cảnh sức cầu thế giới đang phục hồi nhanh.

Khả quan với mức tăng trưởng 6%, tuy nhiên các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, không nên chủ quan, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương trên cả nước, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh (SXKD) của doanh nghiệp và đời sống người dân.

Chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương, chuyên gia kinh tế Lê Duy Bình nhấn mạnh, tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm phụ thuộc hoàn toàn vào khả năng kiểm soát dịch Covid-19. Vì trên thực tế, cứ nơi nào dịch bệnh được kiểm soát, thì nơi đó hoạt động SXKD trở lại bình thường và đóng góp vào tăng trưởng, xuất khẩu. Ngược lại, nơi nào dịch bệnh diễn biến phức tạp, thì nơi đó hoạt động SXKD bị đình trệ, đời sống người dân gặp khó khăn.

Đồng tình với quan điểm về kiểm soát dịch bệnh, theo ông Nguyễn Minh Cường – Chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam, động lực tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm 2021 chỉ có thể là vắc-xin phòng Covid-19, vì chỉ có vắc-xin mới hy vọng khống chế được dịch bệnh.

Bên cạnh đẩy mạnh tiêm chủng vắc-xin cho người dân, theo các chuyên gia kinh tế, cần thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, vì vốn đầu tư công vẫn đóng vai trò dẫn dắt tăng trưởng kinh tế năm 2021, khi 1 đồng vốn đầu tư công sẽ kéo theo 1,61 đồng vốn đầu tư ngoài nhà nước.

Kinh tế Việt Nam những tháng cuối năm tiếp tục đối diện với nhiều khó khăn. Việc thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép” là thách thức lớn và phụ thuộc vào khả năng kiểm soát dịch Covid-19.
 

Nguồn: Báo Công thương điện tử
Link nguồn

Tin cũ hơn
  • Công tác ngoại giao kinh tế trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
    Ngoại giao kinh tế (NGKT) đóng vai trò là một công cụ hữu hiệu đưa nước ta phát triển nhanh và bền vững, xác lập vị thế của Việt Nam lên tầm cao mới trong kinh tế thế giới và cộng đồng quốc tế.
  • Tiếp tục gỡ nút thắt cho logistics thương mại điện tử
    Theo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), tại thời điểm này mặc dù số lượng đơn hàng qua thương mại điện tử (TMĐT) tăng đột biến, tuy nhiên nhân viên giao nhận hàng hóa TMĐT bị hạn chế hoạt động khiến chuỗi lưu thông từ nhà sản xuất tới người tiêu dùng bị gián đoạn.
  • Kết nối tiêu thụ, nông sản, thủy sản cho khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên
    Nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn về tiêu thụ nông sản, thủy sản của các tỉnh khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, chiều 6/8, Bộ Công Thương chủ trì tổ chức “Hội nghị trực tuyến kết nối tiêu thụ, xúc tiến xuất khẩu nông sản, thủy sản khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên 2021”.
  • Chính phủ nỗ lực hết sức có thể để đồng hành, chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp
    Kết luận Hội nghị trực tuyến sáng 8/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, trên tinh thần lợi ích thì hài hòa, rủi ro thì chia sẻ, Đảng, Nhà nước, Chính phủ luôn quan tâm đồng hành, thấu hiểu, chia sẻ cùng doanh nghiệp, doanh nhân. Chính phủ đang làm và nỗ lực hết sức có thể trong điều kiện của đất nước để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: duy.doanh@yahoo.com.vn
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 153/GP-TTĐT ngày 5 tháng 7 năm 2024 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 3.985.163