Tăng hơn 1 triệu USD một chuyến tàu do căng thẳng Biển Đỏ
- Xem thêm thị trường logistics và quản lý chuỗi cung ứng Việt Nam và thế giới năm 2023: diễn biến và dự báo tại đây;
Việc các tàu chở hàng phải chuyển hướng do căng thẳng ở Biển Đỏ sẽ làm tăng thời gian hành trình và chi phí bổ sung đáng kể khoảng hơn 1 triệu USD cho mỗi chuyến đi.
Hoạt động vận tải hàng hóa toàn cầu qua Biển Đỏ đã giảm 20% trong tháng 12/2023, do các tàu chở hàng phải tìm tuyến vận tải mới tránh khu vực có thể bị lực lượng Houthi ở Yemen tấn công. Do đi đường vòng, cước vận tải tăng thêm với nhiều khoản phụ phí phát sinh, đe dọa chuỗi cung ứng toàn cầu.
Từ dầu mỏ, khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) đến thực phẩm, khoảng 30% lượng hàng hóa vận chuyển bằng container toàn cầu đi qua kênh đào Suez, nối Biển Đỏ với Biển Địa Trung Hải.
Các cuộc tấn công của lực lượng Houthi đã khiến các công ty vận tải biển lớn phải chuyển hướng các đội tàu đi vòng qua Mũi Hảo Vọng ở phía nam châu Phi, để đến phía tây.
Một tàu chở hàng trên Biển Đỏ. (Ảnh: USNI News)
Việc chuyển hướng sẽ làm tăng thời gian hành trình và chi phí bổ sung đáng kể khoảng 1,25 triệu USD cho mỗi chuyến đi.
"Thời gian di chuyển đến phía Đông của Địa Trung Hải tăng lên từ 2 - 3 lần, nếu đi qua kênh đào thì thường mất khoảng 10 ngày, nhưng giờ phải tăng thêm 18 ngày. Như vậy chi phí nhiên liệu cũng tăng thêm. Tùy vào loại tàu, bạn sẽ thấy chi phí tăng thêm mỗi ngày khoảng 2 con số cho mỗi tấn hàng", ông Nils Haupt, Giám đốc cấp cao phụ trách Truyền thông, hãng vận tải Hapag-Lloyd AG, cho biết.
Theo các chuyên gia, nếu tình trạng căng thẳng như hiện tại tiếp diễn, chi phí vận tải biển toàn cầu có thể tăng lên tương đương thời kỳ căng thẳng trong đại dịch COVID-19. Trước đây khi đại dịch COVID-19 diễn biến xấu nhất, chi phí vận tải một container hàng hóa đã từng lên đến hơn 20.000 USD.
Nguồn: VTV.vn
-
Kể từ ngày 1/1/2024, các sản phẩm công nghiệp chính thức được miễn thuế nhập khẩu vào Thụy Sỹ, cho dù có nguồn gốc xuất xứ từ bất kỳ nước nào. Đây là một chính sách thương mại quan trọng, được nước này triển khai sau nhiều năm nghiên cứu và chuẩn bị.
-
Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, kết thúc ngày giao dịch đầu năm 2024, lực bán chiếm ưu thế trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới. Chỉ số MXV- Index giảm 0,78% xuống 2.111 điểm, nối dài đà giảm sang phiên ngày thứ 3 liên tiếp.
-
Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy thị trường hàng hoá diễn biến tương đối trái chiều trong ngày giao dịch 19/12. Tuy nhiên, lực mua có phần áp đảo đã kéo chỉ số MXV-Index tăng 0,65% lên 2.158 điểm.
-
Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới vừa trải qua một tuần có những biến động rất đáng chú ý. Trong số 31 mặt hàng đang được giao dịch liên thông thế giới tại MXV