Tăng cường xuất khẩu nông sản vào thị trường Nhật Bản
Hiện nay, Nhật Bản là nước công nghiệp phát triển, có nền nông nghiệp hiện đại và có nhiều lợi thế trong áp dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, hàng năm Nhật Bản vẫn phải nhập khẩu các mặt hàng nông sản từ thị trường khác. Điều này tạo ra cơ hội và lợi thế để các mặt hàng nông sản Việt Nam từng bước thâm nhập sâu vào thị trường này.
Ảnh minh họa
Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản các loại nông sản chính như: thủy sản, gạo, cà phê, rau quả... Trong khi một số mặt hàng nông sản thế mạnh như chè, sản phẩm chăn nuôi vẫn chưa có cơ hội xuất khẩu và tiến sâu vào thị trường này. Bên cạnh đó, trong bối cảnh hội nhập quốc tế, các tiêu chuẩn chất lượng cao như của Nhật Bản đã trở thành động lực thúc đẩy nông sản Việt Nam không ngừng cải tiến để đáp ứng kỳ vọng người tiêu dùng toàn cầu, xây dựng thương hiệu vững mạnh cho nông sản Việt Nam trên bản đồ thế giới.
Theo ông Ito Naoki, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam, hai quốc gia đã có lịch sử 50 năm quan hệ ngoại giao và hợp tác đa lĩnh vực. Quy mô thị trường Nhật Bản lớn gấp 10 lần Việt Nam nhưng dân số tham gia sản xuất nông nghiệp lại ngày càng giảm và có xu hướng già hóa. Đây sẽ là cơ hội lớn để nông sản Việt Nam tiếp cận và xuất khẩu nông sản sang thị trường Nhật Bản. Ông Ito Naoki cũng tin rằng với sự trợ giúp của chuyên gia Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc nông nghiệp.
Việc Trung tâm Khuyến nông quốc gia và Công ty TNHH Aeon Topvalu ký kết tiêu thụ để đưa ra những sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường và xu hướng thời đại mới được đánh giá cao. Hiện Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đang triển khai hệ thống khuyến nông cộng đồng. Qua đây kỹ thuật sẽ được chuyển giao tới từng hộ sản xuất, tạo ra giá trị gia tăng cho sản xuất nông nghiệp của Việt Nam.
Ngoài ra, hợp tác nông nghiệp công nghệ cao Việt Nam - Nhật Bản sẽ góp phần quan trọng giúp xây dựng mạng lưới kết nối, tạo dựng một hệ thống thông tin liên lạc hiệu quả giữa nông dân, nhà sản xuất, nhà phân phối và người tiêu dùng. Đồng thời, ứng dụng công nghệ trong sản xuất và phân phối nông sản, bao gồm việc sử dụng phần mềm quản lý chuỗi cung ứng, công nghệ blockchain để theo dõi sản phẩm từ nông trại đến tay người tiêu dùng, hay các ứng dụng di động để kết nối nông dân với thị trường. Cùng với đó là việc đào tạo và nâng cao nhận thức cho nông dân về quy trình sản xuất hiện đại, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm và cách thức tiêu thụ hiệu quả; đồng thời tạo dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông sản Việt Nam để nâng cao giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh.
Khánh Huyền (VITIC) tổng hợp
-
Hiện nay, ngành dừa Việt Nam, với diện tích gần 200.000 ha, đang trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn tại các tỉnh duyên hải miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long.
-
Ngày 08/12/2024, tại thủ đô Muscat của Vương quốc Oman, Thương vụ Việt Nam tại Ả-rập Xê-út đã phối hợp cùng Phòng Thương mại và Công nghiệp Oman (OCCI) tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – Oman. Sự kiện kết hợp với hoạt động trưng bày và quảng bá hàng mẫu phù hợp với thị hiếu địa phương của hơn 80 doanh nghiệp Việt Nam
-
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu từ Cơ quan Hải quan Trung Quốc cho biết, trong 10 tháng năm 2024, Trung Quốc nhập khẩu sầu riêng đạt xấp xỉ 1,5 triệu tấn, trị giá gần 6,68 tỷ USD, tăng 10,1% về lượng và tăng 4,4% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái
-
Ngày 10/12, Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương phối hợp với Sở Công Thương tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội thảo Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và cơ hội xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam tại tỉnh Đắk Lắk.