Tăng cường xuất khẩu mặt hàng giày dép sang thị trường Chile
Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, 9 tháng năm 2024, Việt Nam xuất khẩu trên 103 triệu USD giá trị mặt hàng giày dép sang thị trường Chile. Dù không thuộc top 5 thị trường xuất khẩu giày dép lớn của Việt Nam sang thị trường khối Hiệp định Đối tác Toàn diện Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) nhưng vị trí thứ 6 cũng khiến Chile là thị trường đầy tiềm năng của da giày Việt Nam.
Theo Hiệp định CPTPP, Chile cam kết lộ trình xóa bỏ thuế quan dài nhất là 4 năm (danh mục B4). Tuy nhiên, ngoài CPTPP, Việt Nam còn ký với Chile Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Chile (VCFTA), có hiệu lực từ năm 2014. Vì vậy, các mặt hàng giày dép xuất khẩu từ Việt Nam sang Chile đã được xóa bỏ thuế quan hoàn toàn vào năm thứ 5 kể từ khi VCFTA có hiệu lực (nghĩa là vào năm 2019).
Ảnh minh họa
Tại thị trường Chile, dù mặt hàng giày dép của Việt Nam có nhiều lợi thế cho xuất khẩu, tuy nhiên, doanh nghiệp Việt Nam vẫn phải đối mặt với những rào cản phi thuế quan như yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng, chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm và quy định về nhãn mác. Ngoài ra, Việt Nam không phải là quốc gia duy nhất muốn xuất khẩu vào thị trường này; nhiều quốc gia có mối quan hệ thương mại tốt với Chile là đối thủ cạnh tranh của Việt Nam. Chile có thói quen tiêu dùng khác so với thị trường Việt Nam nên việc nắm bắt xu hướng tiêu dùng và thị hiếu khách hàng là một thách thức với doanh nghiệp.
Để đẩy mạnh xuất khẩu sang Chile, Bộ Công Thương lưu ý doanh nghiệp nên chủ động nghiên cứu kỹ về thị trường để hiểu rõ nhu cầu và xu hướng tiêu dùng, cũng như cập nhật chính sách kinh tế - thương mại - đầu tư của Chile thông qua các cơ quan, đơn vị hỗ trợ của nhà nước như Bộ Công Thương, Đại sứ quán Việt Nam tại Chile, Đại sứ quán Chile tại Việt Nam...
Cùng đó, tích cực tham gia xúc tiến thương mại - đầu tư, kết nối giao thương với đối tác Chile để tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh doanh; chú ý tiêu chuẩn chất lượng, yêu cầu an toàn thực phẩm và chứng nhận xuất xứ của Chile. Đặc biệt, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong quản lý xuất khẩu và logistics để giảm chi phí, nâng cao hiệu quả và đảm bảo giao hàng đúng hẹn. Ngoài ra, chú trọng đến chiến lược marketing, xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm qua kênh truyền thông và sự kiện quốc tế để gia tăng sự hiện diện của sản phẩm Việt Nam tại Chile.
Khánh Huyền (VITIC) tổng hợp
-
Trong khuôn khổ Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm lần thứ 10 (Vietnam Foodexpo 2024), Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp châu Mỹ.
-
Ngày 4/11/2024, ỦY ban Châu Âu ban hành Quy định thực hiện (EU) 2024/2794 sửa đổi Quy định thực hiện (EU) 2021/1378 liên quan đến việc công nhận một số tổ chức/đơn vị thực hiện kiểm soát và cấp chứng nhận hữu cơ tại các nước thứ ba đối với các sản phẩm hữu cơ nhập khẩu vào EU theo Điều 46 của Quy định (EU) 2018/848 của Hội đồng và Nghị viện châu Âu.
-
Nhằm tăng cường quảng bá môi trường đầu tư, kinh doanh của thành phố Hà Nội; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, thúc đẩy hợp tác, phát triển kinh tế, đặc biệt hợp tác xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch, xuất khẩu hàng hóa với thị trường, đối tác khu vực Châu Phi nói chung, đối tác Nam Phi nói riêng, ngày 29/10 thành phố Hà Nội phối hợp Đại sứ quán Việt Nam tại Nam Phi tổ chức “Hội nghị Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Việt Nam-Nam Phi: “Điểm đến Hà Nội - Cơ hội và tiềm năng hợp tác”.
-
Trong 9 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản, thực phẩm của Việt Nam sang thị trường EU tăng trưởng khả quan như cà phê, hạt điều, hạt tiêu và gạo. Nhu cầu của thị trường phục hồi, giá nhiều mặt hàng nông sản tăng cao là những yếu tố chính giúp cho kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang EU đạt mức cao kỷ lục kể từ trước đến nay. Bên cạnh đó, Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU (EVFTA) tiếp tục là đòn bẩy chính, giúp giảm đáng kể thuế quan và hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt của EU, từ đó mở rộng thị phần trong khu vực này.