Tăng cường nhận thức và tuân thủ quy định nhằm đảm bảo vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm với nông sản Việt
Ngày 2/8, tại hội nghị “Tăng cường thực thi các quy định và cam kết về an toàn thực phẩm và kiểm dịch động, thực vật (SPS) trong Hiệp định EVFTA, Hiệp định RCEP và các giải pháp thực hiện”, Văn phòng Thông báo và điểm hỏi đáp quốc gia về Vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật Việt Nam (Văn phòng SPS Việt Nam) thông tin, trong 6 tháng đầu năm 2024, Việt Nam nhận số lượng cảnh báo từ Liên minh châu Âu (EU) tăng nhanh, với 57 cảnh báo, trong khi cùng kỳ năm 2023 là 31 cảnh báo, tăng khoảng 80%.
Theo SPS, việc EU tăng số lượng cảnh báo góp phần khiến tần suất kiểm tra biên giới của nông sản tăng. Hiện có 4 mặt hàng nông sản của Việt Nam phải chịu sự kiểm soát nghiêm ngặt hơn gồm: thanh long, ớt, đậu bắp và sầu riêng. Tính riêng thị trường EU, nếu cảnh báo từ RASFF tiếp tục gia tăng, EU sẽ thực hiện các biện pháp kiểm soát biên giới tần suất cao hơn, khiến một số mặt hàng khó xuất khẩu.
Ông Lê Thanh Hòa, Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam, phát biểu tổng kết hội nghị - Ảnh: Báo nongnghiep.vn
Nâng cao nhận thức và tuân thủ các quy định
Quyết định số 534/QĐ-TTG ngày 19/6/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Nâng cao hiệu quả thực thi Hiệp định về áp dụng các biện pháp vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động, thực vật (SPS) của Tổ chức Thương mại thế giới và cam kết SPS trong khuôn khổ các Hiệp định thương mại tự do”.
Để thực hiện hiệu quả quyết định này, theo Tiến sĩ Ngô Xuân Nam (Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam) các hiệp hội cần tăng cường phối hợp các cơ quan quản lý; đóng góp ý kiến đối với các quy định SPS của thị trường. Cơ quan quản lý trung ương cần đàm phán tháo gỡ khó khăn với các nước nhập khẩu về các biện pháp SPS; ký kết và nâng cấp các FTA; thúc đẩy mở cửa thị trường.
Ngoài ra, các hiệp hội và cơ quan trung ương cần kết hợp cùng cơ quan quản lý địa phương tuyên truyền, tập huấn, phổ biến các quy định về kiểm dịch động thực vật, nâng cao nhận thức cho người nông dân về an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh trong thương mại nông sản.
Về phía doanh nghiệp và vùng trồng nông sản, cần tuân thủ các quy định của Việt Nam về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kháng sinh; cập nhật biện pháp về an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh (SPS) của thị trường nhập khẩu; tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất theo các tiêu chuẩn HACCP, ISO22000... và thực hiện truy xuất nguồn gốc rõ ràng, đáp ứng các yêu cầu của thị trường nhập khẩu.
Trong thời gian sắp tới, Văn phòng SPS Việt Nam sẽ tiếp tục triển khai những hoạt động phổ biến quy trình, cách triển khai cụ thể giúp doanh nghiệp và nông dân nắm bắt thông tin, nâng cao nhận thức và tuân thủ các quy định.
Quang Chiến (VITIC) tổng hợp
-
Sáng 5/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7/2024 với chương trình thảo luận gồm nhiều nội dung quan trọng.
-
Bộ Công Thương lấy làm tiếc vào ngày 02 tháng 8 năm 2024 vừa qua, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã ban hành kết luận, theo đó mặc dù có ghi nhận nhiều chuyển biến tích cực về nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua nhưng vẫn tiếp tục chưa công nhận Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế thị trường.
-
Trưa 31/7, trong chương trình chuyến thăm cấp Nhà nước tới Ấn Độ, tại thủ đô New Delhi, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Ấn Độ.
-
Ngày 31/7, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Ấn Độ của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã tháp tùng Thủ tướng Chính phủ tiếp và làm việc với Chủ tịch Tập đoàn Adani Ấn Độ, ông Gautam Adani; Lễ khánh thành trụ sở Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ và Lễ công bố đường bay mới Việt Nam – Ấn Độ.