VITIC
TIN TỨC- SỰ KIỆN

Tăng cường lực lượng trong quản lý, kiểm soát thị trường

25/06/2019 12:54
(DNTM) Những năm qua, lực lượng quản lý thị trường (QLTT) luôn giữ vai trò lực lượng nòng cốt trong phòng, chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại, xây dựng thị trường ổn định, lành mạnh, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
 
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia làm việc với Tổng cục QLTT. Ảnh: Tổng cục QLTT

Tình hình thị trường diễn biến ngày càng phức tạp cả về tính chất lẫn quy mô. Mức độ gia tăng ngày càng nhiều các đường dây, ổ nhóm có tổ chức chặt chẽ và hoạt động tinh vi diễn ra trên địa bàn liên tỉnh, liên huyện. Theo đó, lực lượng QLTT cần được củng cố vững mạnh hơn, bảo đảm thực hiện thống nhất trong quan hệ chỉ đạo, điều hành xuyên suốt nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh chống các vi phạm về kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng giả, hàng cấm, hàng kém chất lượng, chống gian lận thương mại và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
 
Trước yêu cầu mới, nhằm nâng cao chất lượng công tác QLTT trong điều kiện hội nhập sâu rộng với nền kinh tế khu vực và thế giới, Tổng cục QLTT được thành lập trên cơ sở nền tảng là Cục QLTT trước đây. Ngày 10-8-2018, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ban hành Quyết định số 34/2018/QÐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục QLTT trực thuộc Bộ Công thương. Bộ máy được cơ cấu lại theo ngành dọc từ Trung ương tới địa phương với các Cục QLTT địa phương và liên tỉnh trực thuộc tổng cục.
 
Với chức năng nhiệm vụ được giao, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia và Bộ Công Thương, Tổng cục đã kịp thời tham mưu lãnh đạo Bộ Công Thương ban hành nhiều văn bản, kế hoạch chỉ đạo về tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác quản lý thị trường. Cụ thể, trong thời gian gần đây, Bộ Công Thương đã ban hành các văn bản như: Quyết định số 636/QĐ-BCT về Kế hoạch triển khai đợt cao điểm kiểm tra và xử lý vi phạm trong sản xuất, gia công phân bón vô cơ năm 2017; Quyết định số 1059/QĐ-BCT phê duyệt Đề án Phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại các địa bàn, lĩnh vực trọng điểm đến năm 2020; Kế hoạch số 3036/KH-BCT về công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; Kế hoạch số 6235/KH-BCT về tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại trong kinh doanh xăng dầu;...
 
Bên cạnh đó, Tổng cục QLTT tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 185/2013/NĐ-CP và Nghị định số 67/2017/NĐ-CP để trình Chính phủ ban hành trong năm 2019; đồng thời, chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động của lực lượng QLTT. Với vai trò là Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo 389 Bộ Công Thương, Tổng cục đã phối hợp với các thành viên Ban Chỉ đạo 389 Bộ Công Thương tích cực triển khai nhiệm vụ trọng tâm được phân công gồm tham gia xây dựng, sửa đổi, bổ sung về cơ chế chính sách; phối hợp cung cấp thông tin, tham gia các đoàn công tác liên ngành kiểm tra, xử lý các vụ việc vi phạm.
 
Bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Tổng cục đã ban hành kịp thời các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn lực lượng QLTT cả nước tổ chức triển khai nghiêm túc các nhiệm vụ được giao. Đồng thời, triển khai các Đoàn công tác thực hiện đôn đốc thực hiện Kế hoạch tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng; rà soát các vụ việc xử lý vi phạm trong kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng; đôn đốc công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán tại một số địa bàn trọng điểm; tổ chức Đoàn kiểm tra, đôn đốc công tác đấu tranh chống buôn lậu thuốc lá và vi phạm trong kinh doanh xăng dầu, khí dầu mỏ hoá lỏng tại các tỉnh, thành phố; kiểm tra, đôn đốc công tác đảm bảo an toàn thực phẩm...
 
Lực lượng QLTT các tỉnh, thành phố đã quán triệt các chỉ đạo của cấp trên, kịp thời xây dựng và triển khai phương án, kế hoạch kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; làm tốt công tác quản lý địa bàn, chú trọng kiểm tra, xử lý các vấn đề nổi cộm, gây bức xúc trong dư luận xã hội. Một số lĩnh vực, mặt hàng đã được chú trọng gồm thuốc lá ngoại nhập lậu, gia cầm, an toàn thực phẩm, phân bón, xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng, mỹ phẩm, dược phẩm, thực phẩm chức năng; sản xuất, kinh doanh hàng giả, kém chất lượng; bán hàng đa cấp… Tại các thời điểm khác nhau, trên thị trường khi có các vấn đề vi phạm nổi cộm, phát sinh, lực lượng QLTT đã kịp thời kiểm tra, xử lý, xử phạt cũng như chuyển cơ quan có chức năng khởi tố trường hợp có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng.
 
Kết hợp với công tác kiểm tra, xử lý vi phạm, lực lượng QLTT tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, triển khai cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh ký cam kết không kinh doanh hàng giả, hàng nhập lậu, hàng kém chất lượng; đồng thời, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân đã thực hiện việc ký cam kết nhưng vẫn vi phạm. Từ năm 2015 đến nay, lực lượng QLTT cả nước đã tổ chức ký cam kết đến 589.284 đối tượng kinh doanh; tiến hành kiểm tra 79.483 cơ sở đã ký cam kết và phát hiện 28.831 cơ sở đã ký cam kết nhưng vẫn vi phạm. Công tác tuyên truyền trong thời gian qua tiếp tục được tăng cường, tạo chuyển biến tích cực về nhận thức trong việc chấp hành các quy định pháp luật về thương mại của các tổ chức, cá nhân kinh doanh và người tiêu dùng, góp phần hạn chế các hành vi buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu, buôn bán hàng giả, hàng không đảm bảo chất lượng...
 
Trong thời gian qua, Tổng cục QLTT đã tổ chức triển khai nghiêm túc, có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm trong sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo xuất xứ tại các địa bàn trọng điểm theo Quyết định số 334/QĐ-BCT ngày 24/01/2018 của Bộ Công Thương. Cụ thể, đã triển khai nhiều đoàn công tác chỉ đạo, đôn đốc, xử lý một số vụ việc vi phạm về hàng giả, xâm phạm QSHTT nổi cộm. Ðiển hình như vụ việc sản phẩm VINACA giả thuốc chữa bệnh ung thư; kiểm tra, xử lý vi phạm xuất xứ hàng hóa với hệ thống cửa hàng MUMUSO và nhiều vụ việc khác gây bức xúc trong dư luận. Những cố gắng nêu trên bước đầu tạo được kết quả nhất định, được người dân ghi nhận.
 
Về kết quả kiểm tra, kiểm soát thị trường, từ năm 2009 đến nay, lực lượng QLTT đã xử lý 914.142 vụ, 158,353 vụ hàng lậu, hàng cấm; 116,341 341vụ hàng giả, hàng kém chất lượng với số tiền xử lý vi phạm hành chính là 3.946 tỷ đồng. Riêng năm 2018, lực lượng QLTT cả nước đã kiểm tra trên 150.000 vụ, phát hiện, xử lý trên 90.000 vụ vi phạm, thu nộp ngân sách nhà nước gần 500 tỷ đồng, ước trị giá hàng tịch thu chưa bán trên 92 tỷ đồng.
 
Trong thời gian tới, lực lượng QLTT với nhiệm vụ của mình phải phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng khác, bảo vệ sự phát triển của nền kinh tế, quyền lợi của doanh nghiệp, các tổ chức và người dân. Ðẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý điều hành và kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính. Nhanh chóng kiện toàn bộ máy tổ chức, xây dựng lực lượng cán bộ tinh thông nghiệp vụ, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức. Ðề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu đồng thời gắn với trách nhiệm xây dựng lực lượng QLTT trong sạch, vững mạnh từ Trung ương đến địa phương.
 
P.V
Tạp chí Doanh nghiệp và Thương mại số tháng 6/2019
Tin cũ hơn
  • Ngành Công Thương kết nối cung cầu, mở rộng thị trường cho hàng Việt
    (DNTM) Trong 10 năm qua, các đơn vị ngành Công Thương đã bám sát chủ trương của Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” (CVĐ), Chương trình hành động của Bộ Công Thương hưởng ứng CVĐ với nhiều nỗ lực, sáng tạo trong việc triển khai, thực hiện, đặc biệt là hoạt động kết nối cung cầu, mở rộng thị trường cho hàng Việt.
  • Xuất khẩu gạo giảm mạnh
    (DNTM) Ngày 24/6, tại TP.Hồ Chí Minh, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị sơ kết xuất khẩu gạo 6 tháng đầu năm 2019 và bàn giải pháp điều hành xuất khẩu gạo những tháng cuối năm, với sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh.
  • Bộ Công Thương xác minh làm rõ vụ việc Asanzo
    Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã có chỉ đạo tất cả các đơn vị có liên quan trong Bộ rà soát đánh giá cụ thể về vụ việc Asanzo đang gây xôn xao dư luận trong những ngày qua.
  • Khai mạc Hội chợ quốc tế Alger 2019
    Ngày 18/6/2019, Tổng thống tạm quyền Algeria, ông Abdelkader Bensalah đã cắt băng khai mạc Hội chợ quốc tế Alger lần thứ 52 (FIA-2019). Sự kiện có sự tham gia của trên 500 nhà trưng bày trong và ngoài nước đến từ 15 quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: t_nguyenhuutam@yahoo.com
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 153/GP-TTĐT ngày 5 tháng 7 năm 2024 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 4.761.658