VITIC
Thị trường thế giới

Tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp khu vực Trung Đông, châu Phi

25/10/2024 09:49

Sáng ngày 24/10, tại Hà Nội, Bộ Công Thương phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức Hội thảo giao thương giữa đoàn doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Ả Rập. Buổi B2B Matching do Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) phối hợp với Trung tâm Giao lưu Văn hóa và Xúc tiến thương mại Việt Nam - Ả Rập tổ chức nhằm mục đích thúc đẩy hợp tác thương mại và đầu tư giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Ả Rập.


Nguồn: "laodongthudo.vn" (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Tại Hội thảo, các doanh nghiệp hai khu vực, các doanh nghiệp tham dự đã giới thiệu những thông tin ngắn gọn, tổng quan nhất về mình, bao gồm: Tên doanh nghiệp, lĩnh vực kinh doanh và mục tiêu hợp tác mong muốn. Bên cạnh đó, đã diễn ra phiên kết nối B2B Matching giữa doanh nghiệp 2 nước, cũng như lễ ký kết các biên bản ghi nhớ (MOU) giữa các đối tác.

Hiện nay, Việt Nam đã trở thành một trong những đối tác hợp tác quan trọng tại châu Á của các quốc gia Trung Đông. Quan hệ hợp tác kinh tế thương mại giữa Việt Nam và các nước Ả Rập Trung Đông, châu Phi thời gian qua tiếp tục phát triển tích cực, cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu có tính chất bổ sung lẫn nhau. Kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và khu vực Trung Đông, châu Phi đã tăng hơn 10 lần kể từ năm 2005, đạt 2 tỷ USD năm 2005 lên 20,8 tỷ USD năm 2023.

Những biến động về chính trị, xã hội trong khu vực Trung Đông, châu Phi đã có những ảnh hưởng nhất định đến các hoạt động xuất khẩu của Việt Nam đến thị trường này. Tuy nhiên tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam sang các nước khu vực này đang tăng nhanh (tăng 27,3%), đứng thứ hai so với thị trường châu Mỹ (tăng 28,3%). Đây là dấu hiệu đáng khích lệ cho triển vọng xuất nhập khẩu của Việt Nam với các quốc gia Trung Đông, châu Phi trong các năm tiếp theo.

Nhờ vào sự bổ sung về lợi thế và nhu cầu giữa các bên trong các lĩnh vực năng lượng và cơ sở hạ tầng, bất động sản, du lịch cũng như lĩnh vực công nghiệp và chế biến nên thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và các nước Ả Rập Trung Đông, châu Phi có tiềm năng lớn.

Hiện nay, xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Đông và châu Phi tập trung các mặt hàng như gạo, cà phê, hồ tiêu, thủy sản. Các sản phẩm may mặc, giày dép, đồ điện tử và hàng gia dụng của Việt Nam có tiềm năng lớn tại thị trường này, đặc biệt tại các nước có dân số trẻ và tầng lớp trung lưu đang tăng trưởng. Ngược lại, Việt Nam có thể nhập khẩu dầu mỏ, khí đốt tự nhiên, và các sản phẩm hóa dầu từ Trung Đông để phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế trong nước. Các nước châu Phi cũng cung cấp khối lượng lớn nguyên liệu như bông, gỗ, khoáng sản, đáp ứng nhu cầu sản xuất trong các ngành công nghiệp của Việt Nam.

Các quốc gia Trung Đông và Bắc Phi có nhu cầu cao về thực phẩm Halal nhập khẩu do hạn chế trong sản xuất nông sản, với dân số Hồi giáo chiếm hơn 40%, tiêu thụ các sản phẩm Halal, đặc biệt là thực phẩm chế biến, mỹ phẩm và dược phẩm ngày càng tăng cao. Trong khi đó, Việt Nam có thế mạnh trong sản xuất nông sản, thủy sản, thực phẩm chế biến và đang nỗ lực nâng cao tiêu chuẩn để đáp ứng yêu cầu Halal. Bên cạnh đó, Việt Nam có chủ trương phát triển quan hệ với các quốc gia Trung Đông và châu Phi; trong đó, có thúc đẩy hợp tác sản xuất nhập khẩu, chứng nhận Halal. Đây cũng là điều kiện tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sản phẩm vào thị trường Halal.

Ngoài ra, trong khuôn khổ tầm nhìn 2030 của Ả rập Xê út, chiến lược “Saudi Arabian Logistics (SAL)” được ra đời với mục tiêu thúc đẩy chuyển đổi kinh tế của đất nước bằng cách trở thành trung tâm hậu cần vận tải toàn cầu, quản lý hàng hóa đẳng cấp thế giới cả đường không, đường bộ, đường biển thông suốt nối liền 3 châu lục: Châu Á - châu Âu - châu Phi...


 

Khánh Huyền (VITIC) tổng hợp

 
Tin cũ hơn
  • Thúc đẩy tiêu thụ hàng thực phẩm Việt Nam tại Pháp và châu Âu
    Từ ngày 19 - 23/10/2024, tại Thủ đô Paris, Pháp đã diễn ra Hội chợ Quốc tế Công nghiệp thực phẩm Sial Paris 2024 (Sial Paris 2024). Nhằm quảng bá hình ảnh quốc gia, hình ảnh doanh nghiệp, thương hiệu Việt; tăng cường xuất khẩu các mặt hàng thực phẩm của Việt Nam có thế mạnh và khả năng phát triển thị trường xuất khẩu tại Châu Âu, đồng thời thúc đẩy mạng lưới tiêu thụ hàng thực phẩm Việt Nam trên thị trường thế giới, Bộ Công Thương chỉ trì, giao Cục Xúc tiến thương mại tổ chức đoàn 32 doanh nghiệp Việt Nam tham gia Hội chợ.
  • Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường hàng Việt tại Hà Lan
    Năm 2023, Việt Nam và Hà Lan kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Trong chặng đường vun đắp và phát triển mối quan hệ song phương, hai bên đã nỗ lực thúc đẩy hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực, mở rộng hợp tác trên nhiều lĩnh vực mới tiềm năng, không chỉ về kinh tế, thương mại, đầu tư mà còn tập trung vào ứng phó với biến đổi khí hậu, hướng đến mục tiêu xây dựng nền kinh tế bền vững, hiệu quả. Năm 2019, lãnh đạo hai nước nhất trí nâng cấp quan hệ song phương lên mức Đối tác toàn diện, mở ra chương mới cho sự hợp tác và phát triển của hai nước trong tương lai.
  • Khai thác tiềm năng từ thị trường Senegal cho mặt hàng nông sản thực phẩm
    Senegal là thành viên của Liên minh kinh tế - tiền tệ Tây Phi (UEMOA) gồm 8 quốc gia nói tiếng Pháp và Cộng đồng kinh tế Tây Phi (ECOWAS) gồm 15 nước có biểu thuế nội khối ở mức 0%. Đây là quốc gia Tây Phi có nền chính trị ổn định nhất trong khu vực, nền kinh tế mở, là nơi đặt trụ sở Ngân hàng các quốc gia Tây Phi, có cảng biển quốc tế Dakar và hệ thống đường sắt, là nơi trung chuyển hàng hóa trong tiểu vùng.
  • Mở ra cơ hội hợp tác thương mại cho doanh nghiệp Việt Nam và Ấn Độ
    Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ đã tham gia Triển lãm Thương mại Quốc tế Uttar Pradesh 2024 (UPITS 2024) diễn ra tại Trung tâm Triển lãm India Expo Mart, thành phố Greater Noida, bang Uttar Pradesh, Ấn Độ. Đoàn đại biểu Việt Nam gồm gần 60 doanh nhân và doanh nghiệp hàng đầu trong nhiều lĩnh vực đã tham gia sự kiện này, nhằm thúc đẩy giao thương, hợp tác kinh tế và tăng cường quảng bá hình ảnh quốc gia tại Ấn Độ.
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: duy.doanh@yahoo.com.vn
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 153/GP-TTĐT ngày 5 tháng 7 năm 2024 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 3.993.630