VITIC
Thị trường thế giới

Tăng cường các hoạt động phát triển thị trường khu vực Đông Bắc Á

04/06/2024 14:49

Ðông Bắc Á là thị trường có quy mô dân số lớn với khoảng 1,6 tỷ dân. Khu vực này tập trung những đối tác thương mại quan trọng nhất của Việt Nam như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Tính đến nay, các đối tác của Việt Nam trong khu vực Đông Bắc Á đều đã ký kết và tham gia các hiệp định thương mại tự do bao gồm cả song phương và đa phương với Việt Nam như Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-Hàn Quốc (VKFTA), Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản (VJEPA), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực RCEP… Đây chính là nhân tố hỗ trợ phát triển trao đổi thương mại, đầu tư với các nước trong khu vực Đông Bắc Á đồng thời giúp Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi cung ứng của khu vực và thế giới.


Xuất khẩu xoài sang Hàn Quốc - Ảnh minh họa

Năm 2023 nền kinh tế Việt Nam đối mặt với nhiều khó khăn, đứng trước những tác động từ cả bên trong lẫn bên ngoài. Các động lực tăng trưởng chính của Việt Nam như đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng trong nước gặp nhiều thách thức. Đứng trước những khó khăn thách thức đó, Bộ Công Thương Việt Nam đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp đồng bộ duy trì trao đổi thương mại với tất cả các đối tác, đặc biệt là những đối tác quan trọng tại khu vực Đông Bắc Á. Kết thúc năm 2023, xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 61,2 tỷ USD, tăng 6,4% trở thành điểm sáng xuất khẩu của các nước trong bối cảnh xuất khẩu sang hầu hết các thị trường chủ lực đều giảm. Xuất khẩu sang các thị trường còn lại tại khu vực Đông Bắc Á giảm nhẹ, trong đó Nhật Bản và Hàn Quốc giảm 4%, Đài Loan (Trung Quốc) giảm 7%.

Năm 2024 được dự báo là năm có nhiều triển vọng về phát triển kinh tế. Bộ Công Thương xác định cần tiếp tục bám sát tình hình, duy trì và thúc đẩy mạnh hơn nữa công tác thúc đẩy xuất khẩu, tháo gỡ khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp nhằm tăng trưởng kim ngạch thương mại song phương với tất cả các đối tác trên thế giới. Đây cũng là nhiệm vụ trọng tâm Bộ Công Thương được giao tại Nghị Quyết 01/NQ-CP ngày 05/01/2024 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2024. Đối với các đối tác trong khu vực Đông Bắc Á, công tác thúc đẩy xuất khẩu và phát triển thị trường được đẩy mạnh trong những tháng đầu năm 2024:

  • Thứ nhất, triển khai mạnh mẽ các hoạt động đối ngoại để thúc đẩy hợp tác song phương về thương mại, công nghiệp, năng lượng thông qua các chuyến thăm, tiếp xúc của Lãnh đạo cấp cao tới Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Nhiều cơ chế hợp tác mới được xây dựng đã góp phần tạo thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp qua đó thúc đẩy các hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tư, kinh doanh với các đối tác nước ngoài;

  • Thứ hai, thúc đẩy và phối hợp với đối tác các nước triển khai những nội dung hợp tác đã thống nhất tại các kỳ họp ủy ban hỗn hợp và bản thỏa thuận, kế hoạch hành động (Kế hoạch hành động giai đoạn 2023 - 2026 triển khai Bản ghi nhớ giữa Bộ Công Thương và Chính quyền nhân dân tỉnh Vân Nam về tăng cường hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, thương mại; Kế hoạch hành động triển khai Bản ghi nhớ giữa Bộ Công Thương và Chính quyền Quảng Tây về tăng cường hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, thương mại giai đoạn 2024 – 2026 với Quảng Tây; Thành lập Trung tâm Chuỗi cung ứng khoáng sản thiết yếu Việt Nam – Hàn Quốc)…; đồng thời tiếp tục trao đổi, xây dựng các cơ chế hợp tác mới (Bản ghi nhớ về tăng cường hợp tác trong lĩnh vực thương mại hàng nông sản với Bộ Thương mại Trung Quốc; Bản ghi nhớ về tăng cường hợp tác trong lĩnh vực kinh tế thương mại với Chính quyền nhân dân tỉnh Sơn Đông; Kế hoạch hành động triển khai mục tiêu kim ngạch thương mại 150 tỷ với Hàn Quốc; Thành lập trung tâm ..)

  • Thứ ba, cung cấp thông tin thị trường, hướng dẫn tiếp cận thị trường các nước khu vực Đông Bắc Á; tổ chức hội nghị, tuyên truyền về các Hiệp định thương mại tự do (CPTPP, RCEP, EVFTA, VKFTA…) nhằm hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp nắm và khai thác lợi thế từ các FTA thúc đẩy các hoạt động xuất nhập khẩu

  • Thứ tư, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối giao thương trong và ngoài nước hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam xúc tiến xuất khẩu(Hội nghị xúc tiến thương mại điện tử xuyên biên giới Việt Nam – Nhật Bản; Chương trình kết nối giao thương cho doanh nghiệp Việt Nam tại Trung Quốc; Hội nghị; chuỗi sự kiện kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế 2024 - Viet Nam International Sourcing 2024).

  • Thứ năm, phối hợp và hỗ trợ các địa phương tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, tháo gỡ khó khăn tại các cửa khẩu biên giới, tập trung cho các sản phẩm nông sản chủ lực, nông sản mùa vụ của Việt Nam như vải thiều, gạo, sầu riêng, thanh long sang các thị trường Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Trong bối cảnh tình hình chính trị khu vực và thế giới còn tiềm ẩn nhiều bất ổn, để tiếp tục duy trì sự phục hồi như trong các tháng đầu năm 2024 đồng thời thúc đẩy tăng trưởng hơn nữa đối với thương mại, kinh tế Việt Nam trong những tháng cuối năm 2024, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục tập trung, quyết liệt triển khai các giải pháp đồng bộ phát triển ngoại thương của Việt Nam, trong đó khu vực Đông Bắc Á với những thị trường quan trọng sẽ được xác định làm trọng tâm thúc đẩy.
 

Khánh Huyền (VITIC) tổng hợp

Tin cũ hơn
  • Hoa Kỳ: Thị trường lớn còn nhiều dư địa để doanh nghiệp xuất khẩu cao su Việt Nam tập trung khai thác
    Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, trong tháng 4/2024, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu cao su lớn thứ 10 của Việt Nam, với trị giá 1,87 triệu USD, tăng 17,5% về trị giá và 0,3% về lượng so với tháng 4/2023; Lũy kế 4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cao su của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt 7,46 nghìn tấn, trị giá 11,7 triệu USD, tăng 37,1% về lượng và 58,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.
  • Doanh nghiệp xuất khẩu nông, lâm, thủy sản khắc phục khó khăn, đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường EU
    Liên minh châu Âu (EU) hiện là thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản lớn và quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Trong 4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam tới các thị trường thuộc khu vực này đạt 2,55 tỷ USD, tăng 38,6% so với cùng kỳ năm 2023. Thị phần xuất khẩu nông, lâm, thủy sản Việt Nam sang EU chiếm 13,4% tổng kim ngạch xuất khẩu.
  • Giá hàng hoá nguyên liệu thế giới biến động mạnh
    Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đóng cửa tuần trước với những biến động rất mạnh. Tuy nhiên, sự trái chiều ở nhiều mặt hàng quan trọng khiến chỉ số MXV-Index thay đổi không đáng kể, chốt tuần tăng chưa đến 0,1% lên 2.345 điểm.
  • Gia tăng cơ hội cho sầu riêng Việt Nam tại thị trường Trung Quốc
    Theo Tổng cục Hải quan Trung Quốc, trong tháng 4/2024, giá nhập khẩu sầu riêng từ Thái Lan tại thị trường này là 5,80 USD/kg, tăng nhẹ so với mức trung bình chung là 5,38 USD/kg. Ngược lại, sầu riêng Việt Nam được nhập khẩu với giá 4,22 USD/kg. Nhìn chung, giá sầu riêng giảm đáng kể so với tháng 3, khi sầu riêng Thái Lan nhập khẩu ở mức 6,49 USD/kg, sầu riêng Việt Nam ở mức 5,23 USD/kg và giá nhập khẩu trung bình trong tháng đạt 5,63 USD/kg.
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: duy.doanh@yahoo.com.vn
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 153/GP-TTĐT ngày 5 tháng 7 năm 2024 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 4.000.328