Tăng cường các giải pháp xây dựng môi trường kinh doanh bình đẳng cho cộng đồng doanh nghiệp
Trong thời gian qua, Bộ Tài chính đã nghiên cứu, đề xuất và ban hành các giải pháp về thuế, phí và lệ phí để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp (trong đó có các doanh nghiệp Hàn Quốc) với giá trị lớn và chưa có tiền lệ. Theo đó, Bộ Tài chính sẽ hoàn thiện cơ chế - chính sách, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và số hóa toàn diện trong lĩnh vực thuế và hải quan, theo hướng tiếp tục tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch, thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp trong nước và nước ngoài (FDI) tại Việt Nam.
Ảnh: Tạp chí Thuế
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng nghiên cứu, đề xuất cấp có thẩm quyền và ban hành theo thẩm quyền các giải pháp về thuế, phí và lệ phí để hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp Hàn Quốc nói riêng với giá trị hỗ trợ lớn và nhiều giải pháp chưa có tiền lệ. Cụ thể, Bộ Tài chính đã trình cấp có thẩm quyền và ban hành theo thẩm quyền 60 văn bản quy phạm pháp luật với tổng quy mô hỗ trợ khoảng 200 nghìn tỷ đồng/năm. Trong đó, các giải pháp tập trung vào gia hạn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế tiêu thụ đặc biệt và tiền thuê đất. Chính sách cũng hỗ trợ miễn, giảm thuế cùng nhiều khoản phí, lệ phí và tiền thuê đất để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân và nền kinh tế.
Ngoài ra, để chủ động ứng phó với việc triển khai Trụ cột 2 về thuế tối thiểu toàn cầu trong khung khổ Diễn đàn Chống xói mòn Cơ sở thuế và Chuyển lợi nhuận, Bộ Tài chính đã phối hợp các bộ, ngành và tham vấn ý kiến của cộng đồng đồng doanh nghiệp FDI tại Việt Nam, trong đó có các doanh nghiệp Hàn Quốc để trình Quốc hội ban hành Nghị quyết số 107/2023/QH15 ngày 29/11/2023 (về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu để áp dụng từ 1/1/2024).
Theo số liệu thống kê từ Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến tháng 01/2024, có 9.891 dự án từ Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam, chiếm tỷ trọng 25% tổng số dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của cả nước. Hiện nay, Hàn Quốc đang là quốc gia có mức đầu tư lớn nhất trong tổng số 144 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Trong những năm qua, để hỗ trợ người dân và cộng đồng doanh nghiệp yên tâm mở rộng sản xuất – kinh doanh, Bộ Tài chính đã phối hợp trao đổi, tham vấn ý kiến và nghiên cứu trình các cấp có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung các chính sách hỗ trợ; đồng thời tiếp nhận và xử lý kịp thời các văn bản có liên quan đến hoạt động sản xuất của của doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư trên cả nước gửi đến. Nhờ có sự quan tâm và đồng hành từ các cơ quan chức năng, trong thời gian qua dù chịu ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch COVID-19 và biến động kinh tế toàn cầu, nhưng đóng góp vào số thu ngân sách Nhà nước từ các doanh nghiệp Hàn Quốc vẫn luôn tăng qua các năm và tổng thu nội địa từ các doanh nghiệp Hàn Quốc đạt gần 175 nghìn tỷ đồng.
Quang Chiến (VITIC) tổng hợp
-
Sáng 6/3, tại thành phố Melbourne, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại Phiên họp toàn thể Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN -Australia.
-
Chiều ngày 05 tháng 3 năm 2024, bên lề Hội nghị Cấp cao đặc biệt kỷ niệm 50 năm quan hệ ASEAN – Úc và chuyến thăm chính thức Úc của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã có buổi làm việc song phương với Bộ trưởng phụ trách Biến đổi Khí hậu và Năng lượng Úc Chris Bowen.
-
Tiếp Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn Hoa Kỳ (SIA), John Neuffer, bên lề Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 13 tại UAE, Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên đã đề xuất nhiều vấn đề nhằm đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực bán dẫn
-
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định số 209/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công Thương năm 2024. Theo đó, có 13 thủ tục hành chính liên quan đến hai lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công thương sẽ được đơn giản hóa; cụ thể 3 thủ tục thuộc lĩnh vực hóa chất được bãi bỏ (Cấp, cấp lại, cấp điều chỉnh Giấy phép sản xuất hóa chất DOC, DOC – PSF) và 10 thủ tục hành chính trong lĩnh vực xúc tiến thương mại, được cắt giảm, đơn giản hóa.