Tăng cường các biện pháp phòng vệ thương mại
Theo Bộ Công Thương, tính đến hết tháng 8/2024, đã có 257 vụ việc điều tra phòng vệ thương mại từ 24 thị trường và vùng lãnh thổ điều tra đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam. Trong đó, các vụ điều tra chống bán phá giá là 141 vụ việc; các vụ việc tự vệ là 52 vụ việc; chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại là 37 vụ việc và chống trợ cấp là 27 vụ việc.
Nhằm ứng phó với các vụ điều tra, Bộ Công Thương đã cập nhật danh sách cảnh báo các mặt hàng có nguy cơ bị điều tra phòng vệ thương mại, chống lẩn tránh phòng vệ thương mại (danh sách cập nhật vào tháng cuối hàng quý) gửi các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, Hiệp hội, doanh nghiệp liên quan để phối hợp theo dõi.
Ảnh: Moit.gov.vn
Đồng thời, công tác cảnh báo sớm cũng như hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó với các vụ việc phòng vệ thương mại do nước ngoài khởi xướng điều tra đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam thời gian qua đã đem lại một số kết quả tích cực. Nhờ đó, các doanh nghiệp xuất khẩu không bị áp thuế phòng vệ thương mại hoặc bị áp thuế ở mức thấp, góp phần giữ vững và mở rộng thị trường xuất khẩu.
Ở chiều ngược lại, công tác khởi kiện, điều tra, áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại tiếp tục được đẩy mạnh nhằm tạo lập lại môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các ngành sản xuất trong nước trước bối cảnh nhiều hàng hóa nhập khẩu có dấu hiệu bán phá giá hoặc được trợ cấp, gây thiệt hại nghiêm trọng cho một số ngành sản xuất trong nước.
Bộ Công Thương đã khởi xướng điều tra 29 vụ việc phòng vệ thương mại và đã áp dụng 22 biện pháp với hàng hóa nhập khẩu. Đồng thời, Cục Phòng vệ thương mại tiếp tục triển khai công tác điều tra, rà soát các vụ việc phòng vệ thương mại. Cụ thể gồm: Tiếp tục điều tra, rà soát 7 vụ việc đã khởi xướng trong năm 2023; khởi xướng điều tra 2 vụ việc mới, khởi xướng rà soát 2 vụ việc rà soát cuối kỳ; tiếp nhận và xử lý 9 hồ sơ đề nghị điều tra và rà soát mới. Hiện tại, trong số 29 vụ việc điều tra thì đang có 17 biện pháp phòng vệ thương mại có hiệu lực.
Các biện pháp này đã góp phần bảo đảm môi trường thương mại công bằng nhằm ngăn chặn tác động tiêu cực của hàng nhập khẩu đến sản xuất trong nước và lao động, việc làm, bảo đảm an ninh kinh tế và an sinh xã hội, tăng thu cho ngân sách nhà nước khoảng 1,5 nghìn tỷ mỗi năm.
Trong những tháng cuối năm 2024, hoạt động sản xuất và thương mại của Việt Nam, nhất là xuất khẩu sang các thị trường trọng điểm như châu Âu, châu Mỹ sẽ tiếp tục có cả những thuận lợi và thách thức. Cùng với đó, xu hướng điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại sẽ tiếp tục được các quốc gia sử dụng. Do vậy, thời gian tới, Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm củng cố thể chế về phòng vệ thương mại hướng tới bảo vệ nền kinh tế, doanh nghiệp, thị trường trong nước phù hợp với các cam kết quốc tế. Đồng thời, Bộ Công Thương nêu rõ, sẽ tiếp tục nâng cao việc sử dụng hiệu quả công cụ phòng vệ thương mại để bảo vệ ngành sản xuất trong nước và hỗ trợ hiệu quả các ngành xuất khẩu của Việt Nam ứng phó hiệu quả các vụ việc phòng vệ thương mại của nước ngoài.
Quang Chiến (VITIC) tổng hợp
-
Theo Cục Phòng vệ Thương mại, Bộ Công Thương, Canada là quốc gia điều tra và áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại nhiều thứ 4 đối với hàng hoá xuất khẩu Việt Nam (sau Hoa Kỳ, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỹ) và nhiều nhất trong khuôn khổ Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
-
Mới đây, tại huyện Yên Sơn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp UBND huyện Yên Sơn và Công ty cổ phần R.Y.B đã hồ hởi tổ chức Lễ xuất khẩu sản phẩm nông sản sang thị trường Vương quốc Anh (đợt 1) năm 2024.
-
Mới đây, Sở NN-PTNT tỉnh Hòa Bình đã phối hợp với Công ty Cổ phần R.Y.B (Hà Nội) đã tổ chức sự kiện đóng hàng lên container lần đầu xuất khẩu chuyến hành tăm muối Yên Thủy và mật ong rừng Kim Bôi sang thị trường Vương quốc Anh.
-
Năm 2023, hai nước Việt Nam – Trung Quốc kỷ niệm 15 năm thiết lập quan hệ Đối tác hợp tác Chiến lược toàn diện. Trong đó, hợp tác về kinh tế thương mại được đánh giá là điểm sáng, đem lại lợi ích thiết thực cho cả hai bên.