Tác động của dịch bệnh đến kinh tế, thương mại thế giới và các chuỗi cung ứng hàng hóa, dịch vụ toàn cầu
Tình hình dịch bệnh đã bớt căng thẳng tại khu vực châu Âu, châu Á tuy nhiên dịch đang bùng phát mạnh tại các nước Mỹ Latinh. Tổng số ca nhiễm mới trong ngày trên toàn thế giới vẫn trên 100.000 người/ngày trong những ngày cuối tháng 5, đầu tháng 6/2020.
Nhìn chung đến nay, kinh tế thế giới tiếp tục đối mặt những khó khăn chưa từng có do dịch Covid-19 gây ra, trong đó có gánh nặng nợ công ngày càng tăng.Trong báo cáo tài chính công bố ngày 26/5/2020, ECB cảnh báo các khoản nợ đang ngày một cao tại eurozone kéo theo những quan ngại ngày một tăng về nguy cơ một số nước sẽ rời khỏi eurozone.
Do áp lực kinh tế, nhiều nước Châu Âu và cả Hoa Kỳ đã nới lỏng nhiều lệnh phong tỏa, từng bước tái khởi động hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong tháng 5/2020, hoạt động sản xuất tại châu Âu và Hoa Kỳ vẫn ở mức thấp so với cùng năm trước nhưng đã khả quan hơn so với tháng 4/2020.
Tại châu Á, sản xuất của hai nước xuất khẩu lớn là Nhật Bản và Hàn Quốc vẫn ở mức yếu. Sản xuất tại Trung Quốc đang dần hồi phục, dù với tốc độ chậm trong tháng 5/2020.
Các nước tiếp tục tăng cường các gói kích thích, hỗ trợ nền kinh tế. Thủ tướng Nhật Bản ngày 25/5/2020 thông báo Chính phủ Nhật Bản sẽ tăng gần gấp đôi gói hỗ trợ khẩn cấp từ mức 117,1 nghìn tỷ yen hiện nay lên 200 nghìn tỷ yen (khoảng 1,86 nghìn tỷ USD). Trung Quốc cũng công bố các biện pháp tài chính bổ sung để thúc đẩy nền kinh tế, với giá trị tương đương khoảng 4,1% GDP của nước này.Ủy ban châu Âu (EC) ngày 29/5/2020 đã đề xuất thành lập quỹ 15 tỷ euro (16,6 tỷ USD) để đầu tư vào các công ty chiến lược đã bị suy yếu do cuộc khủng hoảng COVID-19, đồng thời để tránh việc các công ty của EU bị thôn tính bởi các nhà đầu tư nước ngoài. Quỹ này có thể dành để mua cổ phần, hoặc cấp các khoản vay cho các công ty chiến lược trong các lĩnh vực như y tế, vũ trụ, quốc phòng, công nghệ kỹ thuật số và công nghệ thân thiện với môi trường
Quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc trở nên căng thẳng sau khi Chính phủ Trung Quốc thông qua luật an ninh đối với Đặc khu hành chính Hồng Kông – điều mà Hoa Kỳ và một số đồng minh kịch liệt phản đối. Điều này đồng nghĩa với việc các biện pháp trả đũa lẫn nhau sẽ tiếp tục được hai bên đưa ra, gây khó khăn lớn cho lưu thông hàng hóa giữa hai nước. Trung Quốc yêu cầu các công ty quốc doanh ngừng mua đậu tương và thịt lợn của Hoa Kỳ, đồng thời tuyên bố sẽ mở rộng danh mục hàng hóa ngừng mua hoặc thậm chí hủy bỏ thỏa thuận Giai đoạn 1 nếu Hoa Kỳ có hành động tiếp theo.
Giá hầu hết các mặt hàng nguyên liệu trên thị trường quốc tế đều tăng trong 2 tuần qua do nhiều yếu tố (chi tiết trong báo cáo).
Dịch bệnh đã khiến ngành bán lẻ truyền thống toàn cầu gặp khó khăn chưa từng có. Trong chuỗi cung ứng những phương thức truyền thống nếu có thể đều đã chuyển dịch sang các hình thức giao dịch online.
Chi tiết báo cáo quý độc giả xem tại đây;
Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại
-
Trái ngược với xu hướng giảm của nhiều các mặt hàng thuộc nhóm nông sản, xuất khẩu mặt hàng gạo đã tăng mạnh sau khi Chính phủ cho xuất khẩu gạo bình thường trở lại từ ngày 1/5.
-
Hiện nay, hầu hết các địa phương ở tỉnh Quảng Nam đã công bố hết dịch tả lợn châu Phi và đang khuyến khích nông dân tái đàn, tăng đàn lợn.
-
Ngày 2/6, Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm kiểm tra đôn đốc và hướng dẫn thực hiện nghiêm túc, khẩn trương Nghị quyết số 42 của Chính phủ và Quyết định số 15 của Thủ tướng Chính phủ về các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.
-
Bước sang tháng 3/2020, những tác động của dịch Covid-19 đến thương mại hàng hóa và dịch vụ toàn cầu đã trở nên rõ nét hơn. Khoảng 1/3 số thành viên của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) bị ảnh hưởng trực tiếp của Covid-19