Sức ép thuế quan đã ảnh hưởng lớn tới nhu cầu nhập khẩu hàng may mặc của Mỹ
NHỮNG THÔNG TIN ĐÁNG LƯU Ý TRONG TUẦN & DỰ BÁO
1. TRONG NƯỚC
-
Trong tháng 11/2019, xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang thị trường Mỹ đạt 1,11 tỷ USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2018. Lũy kế từ đầu năm đến hết tháng 11/2019, xuất khẩu đạt 13,4 tỷ USD, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm 2018.
-
Sức ép thuế quan đã ảnh hưởng lớn tới nhu cầu nhập khẩu hàng may mặc của Mỹ cũng như tình hình nhập khẩu mặt hàng này của Mỹ từ các nhà cung cấp chính. Nhập khẩu hàng may mặc của Mỹ từ Trung Quốc giảm tháng thứ 4 liên tiếp, trong khi nhập khẩu từ một số thị trường Đông Á như Việt Nam vẫn trong xu hướng tăng.
-
Xuất khẩu đồ denim của Việt Nam trong những năm tới sẽ tăng trưởng ở mức cao nhờ khả năng cạnh tranh tốt và nhu cầu thị trường toàn cầu tăng mạnh, đặc biệt là nhu cầu về các sản phẩm denim hữu cơ. 10 tháng năm 2019, xuất khẩu đồ denim (quần Jean là chủ yếu) của Việt Nam tăng 72,7% so với cùng kỳ năm 2018, trong đó xuất khẩu sang Mỹ tăng 100% và chiếm 70% tổng trị giá xuất khẩu mặt hàng này.
-
11 tháng năm 2019, nhập khẩu vải nguyên liệu của Việt Nam đạt 12,13 tỷ USD, tăng 3,5% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó tăng nhập khẩu từ Trung Quốc, Nhật Bản và giảm nhập khẩu từ các thị trường Thái Lan, Hồng Kông…
-
11 tháng năm 2019, nhập khẩu dựng nguyên liệu của Việt nam đạt 92,4 triệu USD, giảm 6,22% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc, Hồng Kông, Thái Lan… giảm, thì nhập khẩu từ thị trường Đài Loan, Đức …tăng.
2. NGOÀI NƯỚC
-
Thu nhập khả dụng tăng và chi tiêu bình quân đầu người đối với các sản phẩm quần áo và hàng dệt may khác sẽ thúc đẩy nhu cầu sợi len toàn cầu. Dự báo thị trường sợi len toàn cầu sẽ tăng trưởng trung bình 4%/năm trong giai đoạn 2018 – 2029.
-
Ethiopia đang phấn đấu trở thành cơ sở cung cấp hàng may mặc của thế giới.
-
Ngành may mặc Mexico kỳ vọng USMCA được phê duyệt sẽ mang lại nhiều cơ hội tăng trưởng.
-
Trung Quốc mở rộng ngành dệt may qua sáng kiến vành đai và con đường bằng cách tăng đầu tư vào các quốc gia khu vực Trung Á.
Mọi thông tin Quý độc giả vui lòng liên hệ;
Phòng Thông tin Xuất nhập khẩu
- Địa chỉ: Phòng 603 Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655 đường Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.
- Điện thoại: 024 3715 2584/ 371525 85/ 3715 2586 Fax: 024 3715 2574
Người liên hệ:
- Mrs Huyền; 0912 077 382 ( thuhuyenvitic@gmail.com)
- Mrs Nhuận; 0982 198 206 (hongnhuan82@gmail.com)
- Mrs Kiều Anh; 0912 253 188 (kieuanhvitic@gmail.com)
Để có thông tin đầy đủ Quý độc giả vui lòng tải mẫu phiếu đăng ký sử dụng bản tin tại đây;Phòng TTXNK
-
Theo thống kê từ số liệu của Tổng cục hải quan, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng dây điện và dây cáp điện trong tháng 11/2019 đạt 194,84 triệu USD, giảm 8,1% so với tháng 10/2019 và tăng 33,86% so với tháng 11/2018. Lũy kế 11 tháng năm 2019, xuất khẩu dây điện và dây cáp điện đạt 1,79 tỷ USD, tăng 13,8% so với cùng kỳ năm 2018
-
Tại các NHTM, giá giao dịch USD nhìn chung ổn định. Tới đầu giờ sáng 20/12, đa số các ngân hàng thương mại giữ tỷ giá ngoại tệ đồng đô la Mỹ không đổi so với cuối giờ phiên liền trước, phổ biến ở mức 23.110 đồng (mua) và 23.225 đồng (bán). Tính từ đầu năm 2019, đồng đô la Mỹ trong hệ thống ngân hàng tăng 10 đồng ở cả 2 chiều mua vào và bán ra.
-
Hiện chỉ còn chưa đến 1 tháng nữa là kết thúc năm 2019, ngành xi măng dự báo tình hình xuất khẩu vẫn ổn định, không tăng hơn nhưng khả năng xuất khẩu vẫn đạt mục tiêu đề ra của toàn ngành.
-
Giới phân tích dự báo giá dầu cọ tăng trong năm 2020, sau khi dự trữ dầu cọ của Malaysia đã giảm xuống mức thấp nhất trong ba tháng qua, trong khi hoạt động xuất khẩu sang Trung Quốc duy trì ổn định