Sơn La: Phát triển tiêu thụ nông sản
Tỉnh Sơn La có đất đai, khí hậu, độ cao thích hợp với nhiều loại cây trồng (rau, quả) từ ôn đới tới nhiệt đới, do đó có nhiều tiềm năng phát triển cây trái vụ, rải vụ, gia tăng giá trị sản phẩm.
Ảnh minh họa
Theo Sở Nông nghiệp và PTNT Sơn La, tổng sản lượng nông sản (quả, rau) được tiêu thụ trên 3 kênh (trong tỉnh, trong nước và xuất khẩu) số lượng rau, quả sản xuất ra được bán trực tiếp cho doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức, cá nhân thông qua hợp đồng tiêu thụ để phục vụ chế biến chiếm tỷ lệ nhỏ so với sản lượng rau, quả sản xuất ra. Các sản phẩm quả sản xuất ra được bán trực tiếp cho doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức và cá nhân tiêu thụ trong tỉnh; thị trường trong nước tiêu thụ vào được chuỗi phân phối của các siêu thị lớn như Vinmart, Big C, Lotte, Hapro... với số lượng lớn; ngoài ra rau, quả còn được tiêu thụ tại các tỉnh như Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Thanh Hóa....
Năm 2021, sản lượng xuất khẩu xoài, nhãn, mận đạt 17.323 tấn (trong đó xoài 14.308 tấn, mận 20 tấn, quả nhãn tươi 156, 83 tấn, sản phẩm long nhãn 2.838,6 tấn). Thị trường xuất khẩu gồm các nước Trung Quốc, Úc, Anh, Ba Lan, Hà Lan,... với các đơn vị xuất khẩu như HTX Đảo Ngọc, HTX Đoàn Kết, HTX Anh Trang, HTX nông nghiệp an toàn Chiềng Hặc, HTX Quyết Tâm, HTX Đồng Tâm, HTX Thanh Sơn, HTX Thành Đạt, Công ty TNHH TM&DV Trường Mai, Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại tổng hợp Phương Mai (thị trường Trung Quốc), Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại Rồng Đỏ (thị trường Úc) và có 5.655 tấn đã chế biến thành nước ép, xoài cắt miếng, xoài cấp đông xuất khẩu của Công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao, Công ty CP chế biến nông sản Việt Xanh xuất khẩu sang thị trường Nga, Mông Cổ, Hàn Quốc, Công ty TNHH Mia Fruit, HTX Hoa Mười, HTX Bảo Minh, Công ty CP nông nghiệp hữu cơ FUSA (thị trường EU, Anh); Công ty CP Nafood Tây Bắc (thị trường Hàn Quốc); Công ty CP XNK thực phẩm Toàn cầu (thị trường Đức), Công ty TNHH sản xuất và thương mại tổng hợp Phương Mai (thị trường Trung Quốc).
Hiện nay, tỉnh Sơn La đã có 18 sản phẩm trồng trọt được cấp chứng nhận bảo hộ, trong đó 3 sản phẩm bảo hộ dưới hình thức Chỉ dẫn địa lý (Chè Shan tuyết Mộc Châu, Xoài tròn Yên Châu, Cà phê Sơn La); 13 sản phẩm được bảo hộ dưới hình thức nhãn hiệu chứng nhận (Cam Phù Yên, Nhãn Sông Mã, Táo Sơn tra Sơn La, Na Mai Sơn, Bơ Mộc Châu, Chuối Yên Châu, Chanh leo, Mận Sơn La, Rau Mộc Châu, Rau Sơn La, Chè Ô Long, Chè Phổng Lái, Nếp Mường Và); 2 sản phẩm được bảo hộ dưới hình thức nhãn hiệu tập thể (Khoai sọ Thuận Châu, Chè Tà Xua Bắc Yên); trong đó 02 sản phẩm được bảo hộ tại thị trường nước ngoài: chè Shan tuyết được bảo hộ tại thị trường Thái Lan; sản phẩm chè Shan Tuyết và quả Xoài tròn Yên Châu được bảo hộ tại thị trường Châu Âu theo hiệp định EVFTA./
Nguồn: Mard.gov.vn
Linh nguồn
-
Bộ NN&PTNT vừa cho biết, tính chung quý I/2022, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước trên 12,8 tỷ USD, tăng 15,3% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kỳ điều hành lần này, theo Nghị quyết số 18/2022/UBTVQH15, thuế bảo vệ môi trường đã được UBTVQH cho phép giảm từ 700-2.000 đồng/lít/kg (tùy loại)
-
ng đồng bằng sông Cửu Long có tổng diện tích các tỉnh là 40.547,2 km², gồm 13 địa phương: 01 thành phố Cần Thơ (trực thuộc trung ương) và 12 tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau.
-
Ngày 30 tháng 3 năm 2022, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đã ban hành Công văn số 292/TMĐT-CS về việc thực hiện quy định về hoạt động Thương mại điện tử (TMĐT) đối với thương nhân, tổ chức nước ngoài tại Nghị định số 85/2021/NĐ-CP.