VITIC
Thị trường thế giới

Sau ngô, giá lúa mì cũng đối mặt với nguy cơ tăng mạnh

16/05/2024 14:33

- Xem thêm xuất nhập khẩu mặt hàng Rau quả tại đây;
- Xem thêm xuất nhập khẩu mặt hàng Thức ăn chăn nuôi và vật tư NN tại đây;
- Xem thêm xuất nhập khẩu mặt hàng Phân bón tại đây;

- Xem thêm
Thị trường logistics và quản lý chuỗi cung ứng Việt Nam và thế giới tháng 4 và 4 tháng năm 2024: diễn biến và dự báo
tại đây;




Thị trường nông sản thế giới ghi nhận nhiều biến động mạnh ngay trong những ngày đầu tháng 5, trong bối cảnh mùa vụ tại các quốc gia sản xuất chính đang bước vào giai đoạn quan trọng. Đáng chú ý, giá lúa mì ghi nhận nhiều phiên nhảy vọt liên tiếp. Đâu là nguyên nhân dẫn đến xu hướng này, và liệu giá lúa mì có tiếp tục tăng trong thời gian tới?

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết, giá lúa mì niêm yết trên Sở Giao dịch Chicago (CBOT) của Mỹ kết thúc tuần giao dịch 6/5 - 12/5 ở mức 243,8 USD/tấn, tăng 6,59% so với giá đóng cửa tuần trước đó. Đây cũng là cao nhất của giá lúa mì kể từ cuối tháng 8/2023.


Diễn biến giá lúa mì CBOT từ 3/7/2023 tới nay

Ông Phạm Quang Anh, Giám đốc Trung tâm Tin tức Hàng hoá Việt Nam cho biết, sau khi liên tục đi ngang trong giai đoạn đầu năm, giá lúa mì CBOT đã bước vào xu hướng tăng từ nửa cuối tháng 4, trong bối cảnh mùa vụ tại Nga - nước xuất khẩu lúa mì lớn nhất thế giới - bất ngờ bị thiệt hại bởi thiên tai.

“Với tình hình mùa vụ hiện tại ở Nga, giá lúa mì vẫn còn động lực tăng trong thời gian tới”, ông Quang Anh nhận định.

Nguồn cung lúa mì từ Nga chịu thiệt hại nghiêm trọng

Tưởng chừng như Nga sẽ có một vụ lúa mì bội thu thứ ba liên tiếp vào năm nay sau khi cây trồng trải qua mùa đông ấm áp với điều kiện canh tác thuận lợi, nhưng tình hình nhanh chóng xấu đi vào giữa tháng 4.

Miền nam nước Nga, nơi chiếm khoảng 40% tổng sản lượng lúa mì hàng năm của đất nước, đã phải đối mặt với tháng 04 khô hạn. Nhiệt độ cao hơn bình thường từ 4 - 6 độ C, trong khi lượng mưa thấp hơn 20 - 40% so với mức trung bình đã nhanh chóng làm cạn kiệt độ ẩm đất ở khu vực này.

Không dừng lại ở đó, nước Nga bất ngờ đón nhận một đợt sương giá khi bước vào tháng 05. Ba khu vực trồng lúa mì trọng điểm của nước này là Lipetsk, Voronezh và Tambov đã ban bố tình trạng khẩn cấp trước những ảnh hưởng nặng nề về vụ mùa. Theo ước tính của Bộ Nông nghiệp Nga, ít nhất 500.000 héc-ta ngũ cốc các loại bị thiệt hại hoàn toàn.

Trước tác động liên hoàn của tình hình thời tiết bất lợi, năng suất cũng như chất lượng lúa mì năm nay của Nga đã bị suy giảm nghiêm trọng. Điều này buộc các đơn vị phân tích cắt giảm triển vọng lúa mì niên vụ 2024 - 2025 của quốc gia này. Gần đây nhất, hãng tư vấn nông nghiệp IKAR đã cắt giảm dự báo sản lượng lúa mì năm nay của Nga xuống còn 86 triệu tấn, giảm tới 5 triệu tấn so với ước tính trước đó.


Sản lượng lúa mì của Nga giai đoạn 2014 - 2024

Thời tiết khô hạn đe dọa lúa mì vụ 2024 - 2025 của Mỹ

Bên cạnh Nga, Mỹ cũng là một trong những nước xuất khẩu lúa mì đóng vai trò quan trọng trên thị trường toàn cầu. Vụ lúa mì năm nay của Mỹ được kỳ vọng sẽ hồi phục trở lại sau ba năm hạn hán liên tiếp, góp phần mở rộng nguồn cung toàn cầu. Tuy nhiên, rủi ro khô hạn một lần nữa đe dọa vụ lúa mì của nước này.

Dữ liệu từ báo cáo giám sát hạn hán của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho thấy, diện tích lúa mì vụ đông nằm trong vùng ảnh hưởng của hạn hán của nước này đã gia tăng trong tháng 4. Nếu như chỉ có khoảng 18% diện tích lúa mì đông của Mỹ bị hạn hán trong tuần kết thúc ngày 2/4, thì con số này đã lên đến 28% trong tuần kết thúc ngày 30/4.

Do sự mở rộng của hạn hán, chất lượng lúa mì Mỹ đã nhanh chóng suy giảm trong tháng 4. Trong báo cáo Tiến độ Mùa vụ hàng tuần, USDA cho biết khoảng 49% diện tích lúa mì đông của nước này đạt chất lượng tốt/tuyệt vời tính đến ngày 28/4, so với mức 56% được ghi nhận vào ngày 31/3.


Đánh giá chất lượng lúa mì đông của Mỹ

MXV cho biết, đánh giá chất lượng lúa mì đông của Mỹ trong tháng 4 là dữ liệu nhận được rất nhiều sự quan tâm của thị trường, bởi đây là thời điểm cây trồng vừa mới kết thúc quá trình ngủ đông và bước vào giai đoạn phát triển năng suất quan trọng. Vì vậy, những số liệu báo cáo kém lạc quan của USDA đã gây ra tâm lý lo ngại cho các nhà đầu tư và góp phần hỗ trợ cho đà tăng của giá lúa mì CBOT trong thời gian vừa qua.

Triển vọng thị trường lúa mì quốc tế trong quý III/2024

Theo đánh giá của MXV, tình hình mùa vụ tại Nga và Mỹ sẽ tiếp tục là yếu tố được chú ý nhiều nhất và có vai trò quyết định xu hướng giá lúa mì trong thời gian tới.

Tại Nga, dự báo thời tiết cho thấy các khu vực trồng lúa mì còn phải đối mặt với một đợt rét đậm nữa trong tháng 5. Do đó, thị trường có thể kỳ vọng rằng triển vọng sản lượng cũng như xuất khẩu lúa mì của nước này sẽ tiếp tục bị cắt giảm trong giai đoạn tới.

Còn ở Mỹ, mặc dù chất lượng lúa mì đông duy trì ổn định trong đầu tháng 5, nhưng vẫn còn hơn 1 tháng nữa trước khi hoạt động thu hoạch bắt đầu. Theo dự báo của Cơ quan Thời tiết Quốc gia Mỹ, có 49% khả năng hiện tượng La Nina sẽ xuất hiện trong giai đoạn từ tháng 6 tới tháng 8. La Nina thường mang lại khí hậu khô và nóng hơn cho Mỹ, đe dọa gây thiệt hại về năng suất.

Trong bối cảnh mùa vụ ở Nga và Mỹ vẫn phải đối mặt với rủi ro liên quan đến thời tiết, giá lúa mì thế giới có thể duy trì xu hướng tăng ít nhất là cho tới tháng 7. Đây là thời điểm hoạt động thu hoạch ở hai quốc gia này đã bắt đầu và giới phân tích sẽ có cơ sở để đánh giá triển vọng nguồn cung toàn cầu rõ ràng hơn.

“Đối với Việt Nam, nhu cầu lúa mì của nước ta phần lớn vẫn được đáp ứng bằng nguồn cung nhập khẩu. Vì vậy, việc giá lúa mì thế giới tăng cao cũng sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới thị trường lương thực nội địa. Đứng trước thách thức này, các doanh nghiệp nhập khẩu của Việt Nam cần lập kế hoạch mua hàng cho giai đoạn cuối năm ngay từ bây giờ, đồng thời có biện pháp phòng hộ rủi ro về giá thông qua thị trường giao dịch hàng hóa”, ông Quang Anh nhận định.


 

Nguồn: Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV)
Link nguồn

Tin cũ hơn
  • EU áp dụng quy trình mới về nhập khẩu hàng hoá từ ngày 3/6/2024
    ​Kể từ ngày 3/6/2024, tất cả doanh nghiệp có liên quan tới hàng hoá xuất khẩu từ Việt Nam vào EU đều phải khai báo dữ liệu trước khi hàng đến vào Hệ thống kiểm soát hàng hoá nhập khẩu (ICS2).
  • Giá hàng hóa nguyên liệu hồi phục mạnh
    Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, kết thúc tuần 6/5 – 10/5, với 21 trên tổng số 31 mặt hàng đóng cửa trong sắc xanh, lực mua hoàn toàn áp đảo trên cả 4 nhóm hàng hóa nguyên liệu đang được giao dịch liên thông thế giới tại MXV,
  • Việt Nam là nguồn cung hàng hóa lớn thứ 2 của Campuchia trong 3 tháng đầu năm 2024
    Tiếp xúc văn hóa và kinh tế giữa các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đã tạo ra một mạng lưới liên kết phong phú. Trong đó quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Campuchia là một ví dụ rõ ràng về sự phát triển và tiềm năng của hợp tác kinh tế. Hai quốc gia mặc dù có lịch sử và văn hóa riêng biệt tuy nhiên cả hai nước đã phát triển mối quan hệ thương mại mạnh mẽ, tạo điều kiện cho sự tăng trưởng kinh tế chung và sự phát triển bền vững trong khu vực.
  • Chỉ số giá hàng hóa MXV-Index đứt chuỗi phục hồi
    ố liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, đóng cửa hôm qua 8/5, thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới diễn biến trái chiều. Sắc đỏ hoàn toàn phủ kín bảng giá nông sản và kim loại.
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: duy.doanh@yahoo.com.vn
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 153/GP-TTĐT ngày 5 tháng 7 năm 2024 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 4.000.687