VITIC
Tự hào hàng Việt

Sản xuất giày dép trong nước tăng cao

09/09/2022 10:18

Ngành da giày Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn từ các hiệp định thương mại, nhưng việc có thể tận dụng được hay không thì cần phải phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT), nguyên phụ liệu trong nước.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong tháng 9/2022 chỉ số sản xuất da và các sản phẩm liên quan tăng 1,3% so với tháng trước và tăng 41,9% so với cùng kỳ năm 2021; sản lượng giầy, dép da ước đạt 31,6 triệu đôi, tăng 7% so với tháng trước; so cùng kỳ năm 2021 tăng 8,9%. Tính chung 9 tháng năm 2022, chỉ số sản xuất da và các sản phẩm liên quan tăng 20,4%; sản lượng giầy, dép da ước đạt 243,3 triệu đôi, tăng 10,2% so với cùng kỳ năm trước.

Tình hình sản xuất một số chủng loại giày dép (ĐVT: 1000 đôi)

Tên sản phẩm

Tháng 9/2022

So với T8/2022 (%)

So với T9/2021 (%)

9T/2022

So với 9T/2021 (%)

Giày, dép có đế hoặc mũ bằng da

29.148

-6,12

15,89

223.706

1,11

Giày, dép thể thao có đế ngoài và mũ giày bằng cao su và plastic

39.955

0,10

51,80

333.862

28,75

Giày, dép thể thao có mũ bằng da và có đế ngoài

42.925

-8,19

22,49

411.814

1,80

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Thống kê

Có thể nói, ngành da giày Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn từ các hiệp định thương mại, nhưng việc có thể tận dụng được hay không thì cần phải phát triển CNHT, nguyên phụ liệu trong nước.

Hiện CNHT ngành da giày vẫn bị đánh giá là còn nhiều điểm yếu, trong đó kim ngạch xuất khẩu giày dép của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hiện chiếm tới 70-80% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành giày dép. Trung bình mỗi năm, Việt Nam nhập khoảng 300 triệu USD nguyên phụ liệu cho ngành công nghiệp này.

Trong cơ cấu giá thành sản phẩm giày dép, nguyên phụ liệu chiếm tới 68 - 75%, nhưng tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm này của doanh nghiệp Việt Nam hiện chỉ đạt 40 - 45%. Toàn ngành có 129 doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nguyên, phụ liệu, nhưng chỉ có khoảng 20 doanh nghiệp trong nước đủ sức cung ứng nguồn nguyên liệu cao cấp, khiến cho các nhà sản xuất da, giày khó chủ động được đơn hàng và nguồn nguyên liệu.

Nguyên phụ liệu cho ngành mới chỉ tập trung cho dòng sản phẩm trung bình và trung bình khá, còn lại vẫn phải nhập khẩu, khiến giá trị gia tăng của ngành đạt được không cao. Hàng năm, các doanh nghiệp vẫn phải nhập khẩu các phụ liệu như: Da thuộc, vải kỹ thuật, phụ kiện làm khuôn, đế, chất dẻo, keo dán, hóa chất…

Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành da giày hợp lý

Việt Nam đặt mục tiêu phát triển nguyên vật liệu và phụ liệu phục vụ ngành da giày, đáp ứng mục tiêu đến năm 2025, tỷ lệ cung cấp trong nước của công nghiệp hỗ trợ ngành da giày đạt 75 - 80%, với các sản phẩm có giá trị gia tăng cao phục vụ sản xuất xuất khẩu.

Năm 2022, ngành da giày đặt kỳ vọng cán mốc xuất khẩu 20 tỷ USD, tăng 12,7% so với năm 2021 giữ vững vị trí thứ 5 trong các nhóm mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch cao của cả nước. Để đạt được mục tiêu này, theo chuyên gia, các doanh nghiệp trong ngành cần lưu ý đảm bảo nguyên liệu cho sản xuất, vì hiện nay, một lượng nguyên liệu lớn cho ngành vẫn phải nhập khẩu, một số khâu công việc vẫn phải thuê lao động kỹ thuật cao của nước ngoài.

Bên cạnh đó, cần tập trung đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành da giày, cần có sự đồng bộ cơ chế, chính sách, giải pháp thu hút đầu tư từ những tập đoàn đa quốc gia; kết nối doanh nghiệp trong nước tham gia chuỗi cung ứng nguyên phụ liệu cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Theo các chuyên gia, da giày là ngành thời trang, thay đổi liên tục, do đó cần phát triển công nghiệp hỗ trợ sao cho hợp lý. Bộ Công Thương sẽ có hỗ trợ chính sách, còn việc hiện thực hóa hiệu quả các chính sách này rất cần sự chủ động của doanh nghiệp tìm hiểu thông tin, nằm bắt cơ hội từ các Hiệp định thương mại trong thời gian tới.


 

Nguồn: Phòng TTCN

Tin cũ hơn
  • Hàng dệt may Việt Nam giảm phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu
    Năm 2022, ngành dệt may Việt Nam đã từng bước hồi phục sau hai năm chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19. Hiện đơn hàng dồi dào, lực lượng lao động dần ổn định sau khi Việt Nam triển khai tiêm vaccine thần tốc và chuyển sang trạng thái bình thường mới, thích ứng linh hoạt với dịch Covid-19
  • Ngành da – giày đã chủ động được hơn 70% nguyên phụ liệu
    Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn nhưng kim ngạch xuất khẩu da - giày trong năm 2021 vẫnđạt 17,75 tỷ USD, tăng 5,70% so với năm 2020. Bước sang năm 2022, tình hình sản xuất da – giày ổn định hơn
  • Vải thiều Hải Dương được mùa được giá
    Theo UBND tỉnh Hải Dương, năm nay, toàn tỉnh hiện có 8.900 ha vải, trong đó Thanh Hà 3.250ha, thành phố Chí Linh 3.400ha, các huyện, thành phố, thị xã còn lại 2.250ha. Trà vải sớm bắt đầu thu hoạch từ ngày 1-5, thu hoạch rộ từ ngày 25/5- 05/6/2022
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: duy.doanh@yahoo.com.vn
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 153/GP-TTĐT ngày 5 tháng 7 năm 2024 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 4.001.082