VITIC
THỊ TRƯỜNG - NGÀNH HÀNG

Sản xuất giấy của Việt Nam còn nhiều hạn chế

03/12/2022 10:29

Theo số liệu từ Hiệp hội giấy và bột giấy (VPPA), sản lượng giấy các loại của Việt Nam trong năm 2022 do các doanh nghiệp ngành giấy sản xuất đạt khoảng gần 7 triệu tấn (trong đó giấy bao bì chiếm tới khoảng 6 triệu tấn). Như vậy, để đáp ứng nguyên liệu cho sản xuất giấy bao bì ngành giấy cần tới 6,5 triệu tấn giấy thu hồi (trong khi theo số liệu hải quan Việt Nam nhập khoảng 4 triệu tấn).


Bên trong một nhà máy sản xuất giấy của Việt Nam

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê, trong tháng 11/2022, tình hình sản xuất các sản phẩm giấy của Việt Nam như sau:

- Bao bì và túi bằng giấy (trừ giấy nhăn) đạt 422,66 triệu chiếc, tăng 9,13% so với tháng 10/2022 nhưng giảm 13,39% so với tháng 11/2021. Lũy kế 11 tháng năm 2022, sản xuất mặt hàng này đạt 4.667,73 triệu chiếc, giảm 7,96% so với 11 tháng năm 2021.

- Thùng, hộp bằng bìa cứng (trừ bìa nhăn) đạt 328,02 triệu chiếc, giảm 7,64% so với tháng 10/2022 và giảm 16,14% so với tháng 11/2021. Tính chung 11 tháng năm 2022, sản xuất mặt hàng này đạt 3.847,14 triệu chiếc, giảm 15,54% so với 11 tháng năm 2021.

- Hộp và thùng bằng giấy nhăn và bìa nhăn đạt 136,42 triệu chiếc, tăng 5,42% so với tháng 10/2022 và tăng 18,56% so với tháng 11/2021. Tính đến hết 11 tháng năm 2022, sản xuất mặt hàng này đạt 1.439,55 triệu chiếc, giảm 2,49% so với 11 tháng năm 2021; trong đó đứng  về sản lượng là Bình Dương, TP. HCM, Hưng Yên, Bắc Ninh...

Một số chủng loại giấy sản xuất trong nước tháng 11 và 11 tháng năm 2022

Chủng loại sản xuất

ĐVT

Tháng 11/2022

So với
T10/2022
(%)

So với
T11/2021
(%)

11T/2022

So với
11T/2021
(%)

Bao bì và túi bằng giấy (trừ giấy nhăn)

1000 chiếc

422.658

9,13

-13,39

4.667.733

-7,96

Thùng, hộp bằng bìa cứng (trừ bìa nhăn)

1000 chiếc

328.023

-7,64

-16,14

3.847.144

-15,54

Hộp và thùng bằng giấy nhăn và bìa nhăn

1000 chiếc

136.420

5,42

18,56

1.439.550

-2,49

Sản phẩm khác bằng giấy và bìa còn lại
chưa được phân vào đâu

Tấn

111.271

4,94

78,88

1.080.093

32,53

Sản phẩm in khác (quy khổ 13cmx19cm)

Triệu trang

104.042

-1,16

-2,53

1.616.288

22,14

Băng vệ sinh, tã lót cho trẻ sơ sinh
và các sản phẩm vệ sinh tương tự

Tấn

17.106

4,22

-16,01

176.641

-20,80

Giấy vệ sinh

Tấn

13.242

6,99

2,95

133.682

8,84

Bao bì và túi bằng giấy nhăn và bìa nhăn

1000 chiếc

7.132

-3,40

-69,22

123.763

-27,08

Sổ sách, vở, giấy thếp

Tấn

3.080

-7,43

-28,50

59.205

0,92

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Thống kê

Theo VPPA cho biết, thông thường trong sản xuất giấy từ bột giấy nguyên sinh, quy trình sản xuất phải trải qua nhiều công đoạn, tiêu hao nhiều nguyên liệu, hóa chất, điện năng và nhiên liệu. Ngược lại, sản xuất giấy từ giấy thu hồi (tái chế giấy) đã giúp tiết giảm được nhiều khâu, tiết kiệm nhiên liệu, hóa chất, điện năng, và đặc biệt là hạn chế nguyên liệu gỗ rừng trồng. Tuy nhiên, hoạt động thu gom giấy thu hồi trong nước hiện nay mới chỉ đáp ứng được 43% nhu cầu sản xuất giấy trong nước. Do đó, đối với nguồn nguyên liệu này, Việt Nam phụ thuộc khá lớn vào nguồn cung nhập khẩu.

Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới còn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, ảnh hưởng các biến chủng mới của dịch Covid-19, căng thẳng chính trị vẫn diễn biến khó lường và phức tạp, xu hướng bảo hộ thương mại trên thế giới ngày càng thể hiện rõ nét và lan rộng, sự dịch chuyển chuỗi cung ứng diễn ra mạnh và nhanh hơn, thiên tai diễn biến thất thường, ngành giấy Việt Nam kỳ vọng vào nhiều cơ hội phát triển, nhưng cũng sẽ có không ít thách thức.

Đối giấy bao bì: Theo số liệu thống kê, tổng sản lượng bổ sung cho thị trường năm 2022 sẽ đạt trên 1,0 triệu tấn, xuất phát từ các dự án hoàn tất lắp đặt và đưa vào vận hành trong hai năm 2020 và 2021. Trong đó, từ các nhà máy huy động công suất đạt trên 85% như Công ty Giấy Marubeni 450.000 tấn/năm, Công ty Giấy Phát Đạt 100.000 tấn/năm, Công ty Giấy Tân Huy Kiệt 50.000 tấn/năm, Công ty Giấy Toàn Cầu 80.000 tấn/năm, Công ty Giấy Mỹ Hương (Việt Cường) 50.000 tấn/năm, Công ty Giấy Hưng Hà 1000.000 tấn/năm, Công ty Giấy Miza Thanh Hóa 120.000 tấn/năm. Ngoài ra các nhà máy giấy mới dự kiến đưa vào vận hành năm 2022 như Công ty Giấy Hoàng Văn Thụ 100.000 tấn/năm, Công ty Giấy Việt Trì 150.000 tấn/năm, Công ty BBP 50.000 tấn/năm và các đơn vị khác công suất <30.000 tấn/năm…

Trong năm 2022, giấy bao bì trong nước có nhiều cơ hội phát triển: Về tiêu dùng trong nước, ước tăng trưởng 10% so với năm 2021; xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á đạt cao, nguyên nhân do:

- Giấy bao bì là mặt hàng có sự tăng trưởng tỷ lệ thuận với mức tăng trưởng GDP của nền kinh tế, trong khi đó mục tiêu tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2022 là trên 6,0%.

- Các ngành hàng sử dụng nhiều bao bì giấy đặt mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu đạt cao trên 12% trong năm 2022 như: nhóm hàng nông, lâm, thủy sản và nhóm hàng công nghiệp chế biến (dệt may; giày dép; đồ gỗ; điện thoại các loại và linh kiện; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, phương tiện vận tải và phụ tùng…).

- Xu hướng dịch chuyển các nhà máy công nghiệp của các doanh nghiệp FDI từ các trung tâm sản xuất lớn (chẳng hạn như Trung Quốc) sang các quốc gia Đông Nam Á hoặc chuyển trở về sản xuất trong nước (các công ty đa quốc gia của Nhật Bản, Hoa Kỳ, EU) đã làm thay đổi cấu trúc và cơ cấu nền kinh tế của các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Cùng với đó là sự dịch chuyển của các doanh nghiệp từ Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Nhật Bản về gia công bao bì giấy xuất khẩu do mức thuế suất 25% của Mỹ đối với Trung Quốc.

- Năm 2022 là năm có thể tận dụng tối đa lợi thế từ các FTA mà Việt Nam đã ký kết, đặc biệt các Hiệp định EVFTA, CPTPP, RCEF… gia tăng các ngành hàng có nhu cầu sử dụng bao bì giấy nhiều như nông nghiệp, thuỷ sản, may mặc và giày da, điện thoại và điện tử…

- Tiêu dùng bán lẻ trong nước tăng trở lại mạnh mẽ trên 10%.

- Chính sách khuyến kích doanh nghiệp FDI tăng tỷ lệ nội địa hoá và chính sách xuất xứ sản phẩm được ban hành trong năm 2022.

- Việc hạn chế rác thải nhựa, hạn chế sử dụng túi nilon và gia tăng khuyến khích sử dụng bao bì giấy thay thế đang có dấu hiệu phát triển sâu rộng và mạnh tại Việt Nam vào năm 2022 -2025.

Ngoài ra, tiêu dùng giấy bao bì trên thế giới và khu vực Châu Á dự báo có thể tăng trưởng trở lại trên 3,0%; việc hạn chế rác thải nhựa và nhiều quốc gia, khu vực sẽ ban hành lệnh hạn chế thậm chí cấm  sử dụng túi nilon trên thế giới đang lan rộng và tăng cao, đặc biệt là ở các nền kinh tế lớn được thực hiện mạnh trong giai đoạn 2022-2025.

Xuất khẩu giấy bao bì và bao bì giấy vào thị trường Trung Quốc năm 2022 triển vọng cao hơn năm 2020-2021 do Trung Quốc được dự báo sẽ thiếu cung lớn và giá giấy cao hơn do áp lực về giá nội địa tăng cao và đặc biệt là chi phí về môi trường, năng lượng. Xuất khẩu giấy bao bì và bao bì giấy vào thị trường các nước tham gia các Hiệp định thương mại như CPTPP, EVFTA sẽ gia tăng mạnh mẽ do được ưu đãi về thuế và tăng trưởng giao dịch thương mại.

Bên cạnh các cơ hội trên, các doanh nghiệp sản xuất giấy bao bì Việt Nam cũng sẽ gặp nhiều thách thức như sau:

Cạnh tranh tiêu thụ giữa các doanh nghiệp sản xuất trong nước do thêm nhiều dây chuyền mới đưa vào sản xuất; cạnh tranh với giấy nhập khẩu: giấy nhập khẩu dự kiến đến mạnh hơn từ các quốc gia trong khu vực như Lào (800.000 tấn mới), Malaysia (1.000.000 tấn mới) và từ Indonesia, Thái Lan;

Thiếu nguyên liệu giấy thu hồi phục vụ sản xuất và duy trì ở mức cao trong năm 2022 như năm 2021, do nguồn cung chính giấy thu hồi là Bắc Mỹ, Châu Âu vẫn đang bị ảnh hưởng bởi dịch Covid- 19, tỷ lệ thu gom sụt giảm, ngoài ra thiếu container và cước vận chuyển cao cũng vẫn là vấn đề lớn. Trong khi đó, nguồn thu gom trong nước thấp, chất lượng nguyên liệu không cao, không đủ đáp ứng nhu cầu khi các công suất mới dự kiến tăng 1,0 triệu tấn.

 

Nguồn: Phòng TTCN

Tin cũ hơn
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: duy.doanh@yahoo.com.vn
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 153/GP-TTĐT ngày 5 tháng 7 năm 2024 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 4.544.064