Sản xuất công nghiệp 4 tháng đầu năm tăng khá
09/05/2019 16:04
(DNTM) Số liệu từ Bộ Công Thương cho biết, 4 tháng đầu năm nay, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 9,2%, tuy thấp hơn mức tăng 10,7% của cùng kỳ năm 2018 nhưng cao hơn mức tăng 7,4% và 6,6% của cùng kỳ năm 2016 và năm 2017.
4 tháng đầu năm 2019, nền kinh tế tiếp tục ghi nhận những kết quả tích cực, nền tảng vĩ mô được củng cố và môi trường kinh doanh được cải thiện tiếp tục tạo động lực tăng trưởng trong năm 2019. Khu vực công nghiệp với nòng cốt là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục giữ vai trò là động lực then chốt đóng góp cho tăng trưởng kinh tế.
Với xu hướng dịch chuyển vốn đầu tư từ Trung Quốc sang các nước khác diễn ra nhanh hơn do căng thẳng thương mại, tạo cơ hội cho Việt Nam tăng thu hút đầu tư nước ngoài, nhất là trong lĩnh vực sản xuất hàng hóa Trung Quốc chịu sự trừng phạt của Mỹ. Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức có hiệu lực tạo không gian mới và cơ hội lớn để thúc đẩy cải cách thể chế, mở rộng xuất khẩu, nâng cao trình độ và có khả năng tham gia vào các công đoạn sản xuất có giá trị gia tăng cao hơn.
Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục phải đối mặt với khó khăn, thách thức không nhỏ khi các động lực chính cho tăng trưởng vẫn chưa thực sự mạnh mẽ; cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung có tác động đến việc chuyển hướng xuất nhập khẩu hàng hóa như nguy cơ lẩn tránh xuất xứ hàng hóa của một số nước vào Việt Nam, thay đổi chuỗi cung ứng, thay đổi dòng vốn đầu tư; cũng như việc tham gia các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (CPTPP, EVFTA…) đòi hỏi yêu cầu cao hơn và phải thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế cả về thuế quan, mở cửa thị trường, sở hữu trí tuệ…
Trong bối cảnh đó, Bộ Công Thương đã tích cực triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Chương trình hành động của ngành Công Thương thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP, Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2019 và các Nghị quyết khác của Chính phủ, tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; Triển khai thực hiện một cách thực chất, đồng bộ, hiệu quả những nội dung nhiệm vụ theo các chương trình hành động của Chính phủ và các Nghị quyết của Quốc hội nhằm thực hiện mục tiêu tái cơ cấu, đổi mới phương thức quản lý và tạo môi trường thuận lợi thông thoáng cho hoạt động sản xuất kinh doanh...
Ngành chế biến, chế tạo đóng vai trò chủ chốt
Theo Bộ Công Thương, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 4 ước tính tăng 0,6% so với tháng 3 và tăng 9,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngành khai khoáng tăng 2%; ngành chế biến, chế tạo tăng 10,5%; sản xuất và phân phối điện tăng 9,4%; cung cấp nước và xử lý nước thải, rác thải tăng 6,8%.
Tính chung 4 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 9,2%, thấp hơn mức tăng 10,7% của cùng kỳ năm 2018 nhưng cao hơn mức tăng 7,4% và 6,6% của cùng kỳ năm 2016 và năm 2017. Trong đó, ngành công nghiệp, ngành chế biến, chế tạo tăng 10,9% (4 tháng/2015 tăng 10,1%; 4 tháng/2016 tăng 9,7%; 4 tháng/2017 tăng 9,2%; 4 tháng/2018 tăng 12,9%); ngành sản xuất, phân phối điện tăng 9,2% (4 tháng/2015 tăng 11,5%; 4 tháng/2016 tăng 11,2%; 4 tháng/2017 tăng 9,3%; 4 tháng/2018 tăng 9,7%); ngành cung cấp nước và xử lý nước thải, rác thải tăng 7,3%; riêng ngành khai khoáng bằng cùng kỳ năm trước (4 tháng/2016 giảm 1,6%; 4 tháng/2017 giảm 9,7%; 4 tháng/2018 giảm 1,2%).
Trong các ngành công nghiệp cấp II, một số ngành có chỉ số sản xuất 4 tháng đầu năm 2019 tăng cao so với cùng kỳ năm trước, đóng góp chủ yếu vào tăng trưởng chung của toàn ngành công nghiệp: Sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế tăng 77,5%; sản xuất kim loại tăng 40,6%; sản xuất xe có động cơ tăng 18,6%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 14%; khai thác quặng kim loại tăng 13,8%; khai thác than cứng và than non tăng 13%; dệt tăng 12,1%.
Một số ngành có mức tăng thấp hoặc giảm: Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) tăng 5,4%; sản xuất sản phẩm thuốc lá tăng 4,3%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 1,9% (cùng kỳ năm trước tăng 23,6%); sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu giảm 4%; khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên giảm 4,1%; khai khoáng khác (đá, cát, sỏi…) giảm 1,4%.
Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu 4 tháng năm nay tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Xăng, dầu tăng 70,3%; sắt, thép thô tăng 67,1%; ti vi tăng 42,6%; khí hóa lỏng (LPG) tăng 29,8%; vải dệt từ sợi nhân tạo tăng 19,5%; ô tô tăng 18,3%; than sạch tăng 12,8%; bia tăng 12,2%; phân u rê tăng 12,1%.
Một số sản phẩm tăng thấp hoặc giảm: Thép thanh, thép góc tăng 3,1%; khí đốt thiên nhiên dạng khí giảm 0,4%; xe máy giảm 3,1%; phân hỗn hợp NPK giảm 5%; dầu thô khai thác giảm 6,1%.
Nhìn chung, sản xuất công nghiệp tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2019 đạt kết quả tăng khá so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngành chế biến, chế tạo đóng vai trò chủ chốt, thúc đẩy tăng trưởng chung tiếp tục duy trì mức tăng trưởng hai con số; ngành sản xuất và phân phối điện bảo đảm đáp ứng tốt cho hoạt động sản xuất và sử dụng của người dân.
Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) toàn phần lĩnh vực sản xuất của Việt Nam - một chỉ số tổng hợp đo lường kết quả hoạt động của ngành sản xuất - đã giảm từ mức 51,9 điểm trong tháng 1 xuống còn 51,2 điểm trong tháng 2/2019, tăng lên 51,9 điểm trong tháng 3 và đã tăng lên 52,5 điểm trong tháng 4 (mức cao nhất của 4 tháng), cho thấy sự cải thiện mạnh mẽ của sức khỏe lĩnh vực sản xuất. Dữ liệu PMI ngành sản xuất trong tháng 4 cho thấy các công ty Việt Nam vẫn chịu đựng được sự giảm tốc gần đây của thương mại quốc tế và đã có thể tiếp tục duy trì tăng số lượng đơn đặt hàng mới và mở rộng sản xuất.
Trong khi đó, khu vực ASEAN ghi nhận chỉ số PMI toàn phần tăng từ 49,6 điểm trong tháng 2 lên 50,3 điểm trong tháng 3 và 50,4 điểm trong tháng 4 - chỉ số này tiếp tục cho thấy kết quả hoạt động của lĩnh vực sản xuất nói chung trong khu vực vẫn là tương đối thấp.
Tập trung phát triển sản xuất công nghiệp theo chiều sâu
Để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong những tháng còn lại, bên cạnh việc kiên trì thực hiện các giải pháp căn cơ, dài hạn nhằm duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, Bộ Công Thương tiếp tục tập trung thực hiện một số giải pháp để thúc đẩy sản xuất công nghiệp.
Cụ thể, tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất, giảm chi phí đầu vào, khuyến khích đổi mới công nghệ, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Sớm hoàn thành các dự án sản xuất công nghiệp đi vào vận hành, đóng góp cho tăng trưởng kinh tế, trong đó tập trung vào các dự án lớn, đóng vai trò động lực cho tăng trưởng như: dự án Formosa (dự kiến phát huy hết công suất trong năm nay); dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn (nhanh chóng tháo gỡ khó khăn về cơ chế, chính sách để vận hành đủ công suất ngay trong năm); Dự án thép Hòa Phát tại Dung Quất, dự kiến tăng thêm 3 triệu tấn; Thúc đẩy nhanh các dự án lớn trong ngành của các doanh nghiệp như Công ty cổ phần ô tô Trường Hải, Công ty cổ phần Tập đoàn Thành Công, Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Vinfast... góp phần gia tăng sản lượng ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước trong thời gian tới.
Tập trung phát triển sản xuất công nghiệp theo chiều sâu để từng bước tạo ra những sản phẩm có thương hiệu quốc gia và có sức cạnh tranh trong chuỗi giá trị toàn cầu. Từng bước thực hiện các giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp theo hướng giảm tỷ trọng gia công, lắp ráp. Tiếp tục tổ chức các đoàn đi làm việc trực tiếp với các địa phương để tháo gỡ khó khăn cho các dự án trọng điểm, thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu…
P.V
Ảnh minh họa. Nguồn: Đình Duy/DNTM
4 tháng đầu năm 2019, nền kinh tế tiếp tục ghi nhận những kết quả tích cực, nền tảng vĩ mô được củng cố và môi trường kinh doanh được cải thiện tiếp tục tạo động lực tăng trưởng trong năm 2019. Khu vực công nghiệp với nòng cốt là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục giữ vai trò là động lực then chốt đóng góp cho tăng trưởng kinh tế.
Với xu hướng dịch chuyển vốn đầu tư từ Trung Quốc sang các nước khác diễn ra nhanh hơn do căng thẳng thương mại, tạo cơ hội cho Việt Nam tăng thu hút đầu tư nước ngoài, nhất là trong lĩnh vực sản xuất hàng hóa Trung Quốc chịu sự trừng phạt của Mỹ. Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức có hiệu lực tạo không gian mới và cơ hội lớn để thúc đẩy cải cách thể chế, mở rộng xuất khẩu, nâng cao trình độ và có khả năng tham gia vào các công đoạn sản xuất có giá trị gia tăng cao hơn.
Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục phải đối mặt với khó khăn, thách thức không nhỏ khi các động lực chính cho tăng trưởng vẫn chưa thực sự mạnh mẽ; cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung có tác động đến việc chuyển hướng xuất nhập khẩu hàng hóa như nguy cơ lẩn tránh xuất xứ hàng hóa của một số nước vào Việt Nam, thay đổi chuỗi cung ứng, thay đổi dòng vốn đầu tư; cũng như việc tham gia các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (CPTPP, EVFTA…) đòi hỏi yêu cầu cao hơn và phải thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế cả về thuế quan, mở cửa thị trường, sở hữu trí tuệ…
Trong bối cảnh đó, Bộ Công Thương đã tích cực triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Chương trình hành động của ngành Công Thương thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP, Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2019 và các Nghị quyết khác của Chính phủ, tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; Triển khai thực hiện một cách thực chất, đồng bộ, hiệu quả những nội dung nhiệm vụ theo các chương trình hành động của Chính phủ và các Nghị quyết của Quốc hội nhằm thực hiện mục tiêu tái cơ cấu, đổi mới phương thức quản lý và tạo môi trường thuận lợi thông thoáng cho hoạt động sản xuất kinh doanh...
Ngành chế biến, chế tạo đóng vai trò chủ chốt
Theo Bộ Công Thương, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 4 ước tính tăng 0,6% so với tháng 3 và tăng 9,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngành khai khoáng tăng 2%; ngành chế biến, chế tạo tăng 10,5%; sản xuất và phân phối điện tăng 9,4%; cung cấp nước và xử lý nước thải, rác thải tăng 6,8%.
Tính chung 4 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 9,2%, thấp hơn mức tăng 10,7% của cùng kỳ năm 2018 nhưng cao hơn mức tăng 7,4% và 6,6% của cùng kỳ năm 2016 và năm 2017. Trong đó, ngành công nghiệp, ngành chế biến, chế tạo tăng 10,9% (4 tháng/2015 tăng 10,1%; 4 tháng/2016 tăng 9,7%; 4 tháng/2017 tăng 9,2%; 4 tháng/2018 tăng 12,9%); ngành sản xuất, phân phối điện tăng 9,2% (4 tháng/2015 tăng 11,5%; 4 tháng/2016 tăng 11,2%; 4 tháng/2017 tăng 9,3%; 4 tháng/2018 tăng 9,7%); ngành cung cấp nước và xử lý nước thải, rác thải tăng 7,3%; riêng ngành khai khoáng bằng cùng kỳ năm trước (4 tháng/2016 giảm 1,6%; 4 tháng/2017 giảm 9,7%; 4 tháng/2018 giảm 1,2%).
Trong các ngành công nghiệp cấp II, một số ngành có chỉ số sản xuất 4 tháng đầu năm 2019 tăng cao so với cùng kỳ năm trước, đóng góp chủ yếu vào tăng trưởng chung của toàn ngành công nghiệp: Sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế tăng 77,5%; sản xuất kim loại tăng 40,6%; sản xuất xe có động cơ tăng 18,6%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 14%; khai thác quặng kim loại tăng 13,8%; khai thác than cứng và than non tăng 13%; dệt tăng 12,1%.
Một số ngành có mức tăng thấp hoặc giảm: Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) tăng 5,4%; sản xuất sản phẩm thuốc lá tăng 4,3%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 1,9% (cùng kỳ năm trước tăng 23,6%); sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu giảm 4%; khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên giảm 4,1%; khai khoáng khác (đá, cát, sỏi…) giảm 1,4%.
Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu 4 tháng năm nay tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Xăng, dầu tăng 70,3%; sắt, thép thô tăng 67,1%; ti vi tăng 42,6%; khí hóa lỏng (LPG) tăng 29,8%; vải dệt từ sợi nhân tạo tăng 19,5%; ô tô tăng 18,3%; than sạch tăng 12,8%; bia tăng 12,2%; phân u rê tăng 12,1%.
Một số sản phẩm tăng thấp hoặc giảm: Thép thanh, thép góc tăng 3,1%; khí đốt thiên nhiên dạng khí giảm 0,4%; xe máy giảm 3,1%; phân hỗn hợp NPK giảm 5%; dầu thô khai thác giảm 6,1%.
Nhìn chung, sản xuất công nghiệp tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2019 đạt kết quả tăng khá so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngành chế biến, chế tạo đóng vai trò chủ chốt, thúc đẩy tăng trưởng chung tiếp tục duy trì mức tăng trưởng hai con số; ngành sản xuất và phân phối điện bảo đảm đáp ứng tốt cho hoạt động sản xuất và sử dụng của người dân.
Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) toàn phần lĩnh vực sản xuất của Việt Nam - một chỉ số tổng hợp đo lường kết quả hoạt động của ngành sản xuất - đã giảm từ mức 51,9 điểm trong tháng 1 xuống còn 51,2 điểm trong tháng 2/2019, tăng lên 51,9 điểm trong tháng 3 và đã tăng lên 52,5 điểm trong tháng 4 (mức cao nhất của 4 tháng), cho thấy sự cải thiện mạnh mẽ của sức khỏe lĩnh vực sản xuất. Dữ liệu PMI ngành sản xuất trong tháng 4 cho thấy các công ty Việt Nam vẫn chịu đựng được sự giảm tốc gần đây của thương mại quốc tế và đã có thể tiếp tục duy trì tăng số lượng đơn đặt hàng mới và mở rộng sản xuất.
Trong khi đó, khu vực ASEAN ghi nhận chỉ số PMI toàn phần tăng từ 49,6 điểm trong tháng 2 lên 50,3 điểm trong tháng 3 và 50,4 điểm trong tháng 4 - chỉ số này tiếp tục cho thấy kết quả hoạt động của lĩnh vực sản xuất nói chung trong khu vực vẫn là tương đối thấp.
Tập trung phát triển sản xuất công nghiệp theo chiều sâu
Để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong những tháng còn lại, bên cạnh việc kiên trì thực hiện các giải pháp căn cơ, dài hạn nhằm duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, Bộ Công Thương tiếp tục tập trung thực hiện một số giải pháp để thúc đẩy sản xuất công nghiệp.
Cụ thể, tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất, giảm chi phí đầu vào, khuyến khích đổi mới công nghệ, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Sớm hoàn thành các dự án sản xuất công nghiệp đi vào vận hành, đóng góp cho tăng trưởng kinh tế, trong đó tập trung vào các dự án lớn, đóng vai trò động lực cho tăng trưởng như: dự án Formosa (dự kiến phát huy hết công suất trong năm nay); dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn (nhanh chóng tháo gỡ khó khăn về cơ chế, chính sách để vận hành đủ công suất ngay trong năm); Dự án thép Hòa Phát tại Dung Quất, dự kiến tăng thêm 3 triệu tấn; Thúc đẩy nhanh các dự án lớn trong ngành của các doanh nghiệp như Công ty cổ phần ô tô Trường Hải, Công ty cổ phần Tập đoàn Thành Công, Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Vinfast... góp phần gia tăng sản lượng ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước trong thời gian tới.
Tập trung phát triển sản xuất công nghiệp theo chiều sâu để từng bước tạo ra những sản phẩm có thương hiệu quốc gia và có sức cạnh tranh trong chuỗi giá trị toàn cầu. Từng bước thực hiện các giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp theo hướng giảm tỷ trọng gia công, lắp ráp. Tiếp tục tổ chức các đoàn đi làm việc trực tiếp với các địa phương để tháo gỡ khó khăn cho các dự án trọng điểm, thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu…
P.V
Tạp chí Doanh nghiệp và Thươngmại
Tin cũ hơn
-
Sáng ngày 08/5/2019, tại Thành phố Hải Phòng, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã làm việc cùng Lãnh đạo Thành phố Hải Phòng về tình hình công nghiệp, thương mại trên địa bàn thành phố năm 2018, Quý I năm 2019 và các giải pháp thực hiện nhiệm vụ kế hoạch cả năm 2019, tình hình triển khai một số dự án trọng điểm của ngành trên địa bàn.
-
Nhân dịp Công chúa kế nhiệm Vương quốc Thụy Điển có chuyến thăm Việt Nam, ngày 8 tháng 5 năm 2019, tại trụ sở Bộ Công Thương, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã có buổi làm việc với bà Ann Linde, Bộ trưởng Thương mại Thụy Điển cùng với đoàn công tác chính thức và đoàn doanh nghiệp Thụy Điển.
-
Ngày 08 tháng 05 năm 2019, tại Khách sạn Grand Sài Gòn, TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra Diễn đàn thương mại Việt Nam – Đông Âu: “Thúc đẩy xuất khẩu nông sản, dệt may và da giày Việt Nam vào các nước Đông Âu trong tình hình mới” do Bộ Công Thương tổ chức.
-
Ngày 08/5/2019, tại thành phố Hải Phòng, Bộ Công Thương đã phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng tổ chức Hội nghị “Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) – Một số cam kết quan trọng và những điều cần lưu ý” với sự chủ trì của Bộ trưởng Trần Tuấn Anh.