VITIC
Xuất nhập khẩu

Sẵn sàng xuất khẩu dừa tươi sang Trung Quốc

13/09/2024 15:17

Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, dự kiến từ ngày 11 đến 12/9/2024, Trung Quốc sẽ kiểm tra trực tuyến mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói để hoàn thành việc đăng ký xuất khẩu. Đợt kiểm tra này của Trung Quốc đối với dừa tươi Việt Nam không chỉ là thách thức mà còn là cơ hội lớn để các hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp và nông dân nâng cao năng lực sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm xuất khẩu.

 
Ảnh minh họa

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu dừa và sản phẩm dừa của Việt Nam năm 2023 đạt hơn 900 triệu USD. Trong đó, các thị trường nhập khẩu dừa tươi của Việt Nam chủ yếu là Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc,... Mỹ hiện là thị trường nhập khẩu dừa lớn nhất của Việt Nam, chiếm khoảng 51% tổng kim ngạch xuất khẩu dừa tươi. Ngành dừa Việt Nam hiện đang đứng thứ 4 về tổng giá trị trên thị trường dừa thế giới.
 
Hiện Việt Nam có 15 tỉnh trồng nhiều dừa với diện tích khoảng 200.000ha dừa, sản lượng đạt 2 triệu tấn. Trong năm 2023, dừa tươi của Việt Nam xuất khẩu sang 15 nước trên thế giới với sản lượng 30.000 tấn và 320.000 tấn các sản phẩm chế biến từ dừa.
 
Đợt kiểm tra của Trung Quốc đối với dừa tươi Việt Nam không chỉ là thách thức mà còn là cơ hội lớn để các HTX, doanh nghiệp, và nông dân nâng cao năng lực sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm xuất khẩu. Để thành công, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan và tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu kiểm dịch từ phía đối tác, từ đó góp phần nâng cao giá trị và thương hiệu dừa Việt Nam trên thị trường quốc tế.
 
Theo đó, để xuất khẩu được dừa tươi sang Trung Quốc, người dân, địa phương, doanh nghiệp đặc biệt lưu ý dừa tươi của Việt Nam được xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc bao gồm dừa tươi (cả quả có vỏ xanh và cuống ngắn hơn hoặc bằng 5cm và dừa không có vỏ) phải tuân thủ các luật về kiểm dịch thực vật, quy định và tiêu chuẩn liên quan đến an toàn và vệ sinh thực phẩm của Trung Quốc, không bị nhiễm các loài đối tượng kiểm dịch thực vật mà phía Trung Quốc quan tâm.
 
Trước khi xuất khẩu, cán bộ kiểm dịch thực vật tiến hành kiểm tra kiểm dịch thực vật, lấy mẫu 2%. Trong thời gian 2 năm đầu tiên, nếu không phát hiện vi phạm về kiểm dịch thực vật thì tỷ lệ lấy mẫu sẽ giảm xuống còn 1%. Đặc biệt, dừa của Việt Nam sẽ được nhập khẩu qua tất cả các cửa khẩu của Trung Quốc được GACC cho phép nhập khẩu trái cây.


 

Khánh Huyền (VITIC) tổng hợp

Tin cũ hơn
  • Thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tư thông qua các Hiệp hội ngành hàng vùng Nam Hoa Kỳ
    Trong thời gian tháng 8/2024 đến nay, Chi nhánh Thương vụ Việt Nam (CNTV) tại Houston đã tiến hành gặp các Phòng Thương mại, Hiệp hội ngành hàng vùng Nam Hoa Kỳ. Thông qua các hoạt động thúc đẩy xuất nhập khẩu – đầu tư (XNK-ĐT) và hỗ trợ chuyển giao công nghệ mới cho các đối tác, nhiều Hiệp hội ngành hàng vùng Nam Hoa Kỳ bày tỏ mong muốn hợp tác với các Văn phòng Thương vụ, Kinh tế, Ngoại giao để thúc đẩy kết nối quan hệ thúc đẩy xuất nhập khẩu – đầu tư và hỗ trợ chuyển giao công nghệ mới của Hoa Kỳ cho các doanh nghiệp nước ngoài.
  • Nông sản Việt rộng đường xuất khẩu sang EU nhờ Hiệp định EVFTA
    Thị trường EU đặc biệt ưa chuộng các mặt hàng nông sản từ vùng nhiệt đới. Đây là lợi thế đối với xuất khẩu nông sản Việt Nam. Đặc biệt, khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, cơ hội lớn đã mở ra cho nông sản Việt, giúp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU.
  • Chanh leo Việt Nam chính thức được xuất khẩu chính ngạch sang Australia
    Ngày 09/09/2024, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã phối hợp với Đại sự quán Australia tại Việt Nam tổ chức lễ công bố xuất khẩu chanh leo Việt Nam sang Australia. Chanh leo trở thành loại trái cây thứ 5 của Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch sang Australia sau xoài, nhãn, vải thiều, thanh long.
  • Những dấu hiệu tích cực trong xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Thái Lan trong 8 tháng đầu năm
    Trong những năm gần đây, tình hình xuất nhập khẩu và giao thương thương mại giữa Việt Nam và Thái Lan đã chứng kiến sự phát triển không ngừng và sự linh hoạt theo bối cảnh kinh tế toàn cầu. Số liệu về tổng kim ngạch thương mại song phương đã phản ánh rõ nét sự biến động và xu hướng trong mối quan hệ kinh tế giữa hai quốc gia.
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: duy.doanh@yahoo.com.vn
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 153/GP-TTĐT ngày 5 tháng 7 năm 2024 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 3.863.089