Sản phẩm Halal Việt Nam có thêm cơ hội tiếp cận khách hàng Trung Đông
Từ ngày 6 – 8/6/2024, sự kiện “Kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế 2024” (Viet Nam International Sourcing 2024) đã diễn ra tại Trung tâm Hội chợ Triển lãm Sài Gòn (SECC), do Bộ Công Thương phối hợp với UBND TP. Hồ Chí Minh đồng tổ chức. Chuỗi sự kiện là hoạt động nhằm tích cực triển khai Đề án “Thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài đến năm 2030” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1415/QĐ-TTg ngày 14/11/2022.
Viet Nam International Sourcing 2024 quy tụ 600 doanh nghiệp Việt Nam với nhiều hoạt động phong phú như Diễn đàn xuất khẩu “Kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế”; các hội thảo chuyên ngành về nông sản, thực phẩm, dệt may, đồ nội thất; hoạt động kết nối giao thương với 300 kênh phân phối và đoàn thu mua quốc tế đến từ 60 quốc gia và vùng lãnh thổ; triển lãm Kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế 2024 với quy mô 10.000 m2. Trong suốt 3 ngày diễn ra sự kiện, các hội thảo chuyên đề và kết nối giao thương bổ ích cũng được tổ chức xuyên suốt, với sự góp mặt của nhiều tập đoàn lớn như Aeon, Uniqlo (Nhật Bản); Walmart, Amazon (Hoa Kỳ); Falabella (Chi-lê); LuLu (UAE); IKEA, H&M (Thụy Điển)... cũng như các nhà thu mua chuyên nghiệp cho các chuỗi cung ứng toàn cầu.
Ảnh minh họa
Đáng chú ý, sự kiện Viet Nam International Sourcing 2024 là cơ hội để các sản phẩm Halal của Việt Nam từng bước tiếp cận với người tiêu dùng tại khu vực Trung Đông. Chia sẻ về những cơ hội lớn đối với sản phẩm Halal của Việt Nam tại các quốc gia là thành viên Hội đồng hợp tác các nước vùng Vịnh, tập trung vào chuỗi đại siêu thị Lulu tại Diễn đàn xuất khẩu 2024, ông Mirash Basheer, Giám đốc Công ty May Exports Việt Nam, Lulu Group International cho biết sự kết hợp giữa hàng hóa Halal của Việt Nam và đại siêu thị Lulu được thể hiện rất rõ nét, đây chính là động lực tăng trưởng và hợp tác quan trọng trong khu vực.
Hiện nay, các sản phẩm Halal có tác động sâu sắc đến thị trường toàn cầu bởi nhu cầu tiêu thụ hàng hóa của người dân Hồi giáo là rất lớn, trong khi đó các quốc gia vùng Vịnh cũng là những nền kinh tế sôi động, có tệp người tiêu dùng đa dạng và là điểm đến hàng đầu cho các doanh nghiệp muốn khai thác lĩnh vực nhiều lợi nhuận này. Đối với Việt Nam, nhờ vào di sản văn hóa và truyền thống ẩm thực phong phú, đây là quốc gia có rất nhiều sản phẩm được chứng nhận Halal, phù hợp với khẩu vị riêng biệt của người tiêu dùng tại các quốc gia vùng Vịnh. Doanh nghiệp Việt Nam có năng lực cung cấp nhiều loại hàng hóa Halal đa dạng, chất lượng, sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc rõ ràng và bền vững. Nhờ tuân thủ các tiêu chuẩn Halal, những sản phẩm này không chỉ đáp ứng các yêu cầu về tôn giáo và chế độ ăn uống của người tiêu dùng Hồi giáo mà còn thu hút những khách hàng đang tìm kiếm hàng hóa được sản xuất có đạo đức và với nhiều tâm huyết.
Chia sẻ về cơ hội để hàng Việt Nam hiện diện tại thị trường khu vực Trung Đông, đặc biệt tại hệ thống đại siêu thị Lulu, ông Mirash Basheer cho biết với mạng lưới rộng khắp gồm 267 đại siêu thị tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Bahrain, Kuwait, Oman, Qatar, Ả Rập Xê-út, Malaysia, Indonesia, Ai Cập và Ấn Độ cùng văn phòng nguồn cung ứng tại 24 quốc gia, bao gồm cả Việt Nam, Tập đoàn Lulu đóng vai trò là trung tâm của ngành bán lẻ và trao đổi văn hóa.
Thông qua mạng lưới cửa hàng rộng lớn, đại siêu thị Lulu đóng vai trò là nền tảng để các thương hiệu nổi tiếng cũng như doanh nghiệp vừa và nhỏ giới thiệu hàng hóa của mình tới khán giả toàn cầu, mang đến cho họ những cơ hội phát triển và mở rộng chưa từng có. Một trong những ví dụ điển hình về cam kết quảng bá các sản phẩm trong khu vực là bộ phận nguồn cung ứng của Lulu, MAY Exports Việt Nam, không ngừng tìm kiếm những sản phẩm tốt nhất từ các vùng miền khác nhau tại Việt Nam. Nhiều sản phẩm của Việt Nam, từ nông sản đến hàng bách hóa, đã dần được đưa lên kệ hàng của Đại siêu thị Lulu, chinh phục trái tim, khẩu vị của người tiêu dùng khu vực Trung Đông và Ấn Độ.
Khánh Huyền (VITIC) tổng hợp
-
Thương vụ Việt Nam tại Bỉ và EU cho biết, ngày 12/6, Ủy ban châu Âu (EC) đã đăng Công báo Quy định số 2024/1662 ký ngày 11/6/2024 về rà soát áp dụng các biện pháp tăng cường kiểm tra bổ sung, biện pháp khẩn cấp quản lý nhập khẩu hàng nông sản, thực phẩm từ các nước thứ 3 vào thi trường EU theo quy định 2019/1973.
-
Ngày 07/06/2024, tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Công Thương phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề “Xu hướng thị trường và cơ hội xuất khẩu nông sản, thực phẩm chế biến Việt Nam vào các hệ thống phân phối quốc tế”.
-
Tiếp nối đà phục hồi từ cuối năm 2023, trong 5 tháng đầu năm 2024 cả 3 lĩnh vực chính của ngành Công Thương (gồm sản xuất công nghiệp, xuất nhập khẩu và thị trường trong nước) đồng thời cho thấy kết quả rất khả quan, đóng góp tích cực đối với kết quả tăng trưởng của cả nền kinh tế.
-
Việt Nam là nước sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng nông sản hàng đầu thế giới, tuy nhiên sự cạnh tranh về mặt hàng nông sản, trái cây cùng loại giữa các nước xuất khẩu ngày đang ngày càng khốc liệt.