Sản lượng lúa mỳ niên vụ 2019/2020 dự kiến đạt mức cao
NHỮNG THÔNG TIN ĐÁNG LƯU Ý TRONG TUẦN & DỰ BÁO
TRONG NƯỚC:
Theo số liệu ước tính, kim ngạch nhập khẩu TACN&NL về Việt Nam tháng 01/2020 đạt 250 triệu USD, giảm 15,6% so với tháng 12/2019 và giảm 34,3% so với tháng 01/2019.
Trong năm 2019, lượng nhập khẩu lúa mỳ đạt 2,79 triệu tấn, trị giá 726,7 triệu USD, giảm 43,2% về lượng và giảm 38,5% về trị giá so với năm 2018. Theo số liệu ước tính, trong tháng 01 năm 2020, lượng nhập khẩu lúa mỳ về Việt Nam đạt 220 nghìn tấn, trị giá 56 triệu USD, tăng 65,1% về lượng và tăng 62,2% về trị giá so với tháng trước nhưng giảm 17,1% về lượng và giảm 25,7% về trị giá so với tháng 01/2019.
Trong năm 2019, lượng nhập khẩu khô đậu tương đạt 4,93 triệu tấn, trị giá 1,81 tỷ USD, tăng 0,7% về lượng nhưng giảm 10,3% về trị giá so với năm 2018. Khô đậu tương nhập khẩu về Việt Nam chiếm 49,9% về lượng và 50,3% về trị giá trong tổng lượng và kim ngạch nhập khẩu TACN&NL về Việt Nam trong năm 2019. Lượng nhập khẩu khô đậu tương về Việt Nam trong năm nay dự kiến tăng so với năm 2019 do nhu cầu tái đàn lợn trong nước và nuôi trồng thủy sản.
Nhập khẩu phân bón của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc trong tháng 12/2019 đạt 152,6 nghìn tấn với trị giá 41,7 triệu USD, giảm 15,8% về lượng và giảm 6,9% về trị giá so với tháng 11/2019, giảm 18,9% về lượng và giảm 16,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Trong năm 2019, nhập khẩu phân bón từ thị trường Trung Quốc đạt 1,51 triệu tấn với trị giá đạt 381,2 triệu USD, giảm 6,0% về lượng và giảm 9,2% về trị giá so với năm 2018.
THẾ GIỚI:
Trong tháng 01/2020, giá xuất khẩu khô đậu tương so với tháng trước ổn định tại thị trường Mỹ nhưng giảm tại Braxin. USDA dự báo về sản lượng khô đậu tương toàn cầu vụ 2019/2020 dự kiến đạt 238,6 triệu tấn, tăng 0,6 triệu tấn so với dự báo trước và tăng 4,4 triệu tấn so với niên vụ trước. Lượng xuất khẩu khô đậu tương toàn cầu đạt 67,8 triệu tấn, tăng 0,3 triệu tấn so với niên vụ 2018/2019. Tồn kho khô đậu tương toàn cầu niên vụ 2019/20 dự kiến đạt 11,9 triệu tấn, giảm 0,4 triệu tấn so với niên vụ 2018/2019.
Trong tháng 01/2020, giá lúa mỳ tại các thị trường tăng so với tháng 12/2019 do Mỹ và Trung Quốc đã đạt được một số thỏa thuận “giai đoạn 1”. Theo đó, khả năng Trung Quốc sẽ tăng cường mua nông sản của Mỹ trong thời gian tới.
Theo báo cáo mới nhất của USDA (trong tháng 01/2020), sản lượng lúa mỳ niên vụ 2019/2020 dự kiến đạt mức cao kỷ lục là 765,4 triệu tấn, giảm 0,2 triệu tấn so với dự báo trước và tăng 34,1 triệu tấn so với niên vụ 2018/2019. Trong đó, sản lượng lúa mỳ EU đạt cao nhất là 153,5 triệu tấn, tăng 0,5 triệu tấn so với dự báo trước và tăng 16,6 triệu tấn so với niên vụ trước, chiếm 20% tổng sản lượng lúa mỳ toàn cầu. Tiêu thụ lúa mỳ toàn cầu niên vụ 2019/2020 dự báo tăng lên mức cao kỷ lục do sản lượng tăng và giá cạnh tranh hơn so với ngô, đạt 753,8 triệu tấn, tăng 17,2 triệu tấn so với niên vụ trước.
Xuất khẩu đậu tương của Brazil trong tháng 2/2020 có thể vượt số lượng đăng ký trong cùng tháng năm ngoái, vì tốc độ thu hoạch và xuất khẩu không bị ảnh hưởng bởi bùng phát virus corona mới ở Trung Quốc. Theo số liệu từ công ty dịch vụ vận chuyển Cargonave, xuất khẩu theo lịch trình cho thấy gần 7 triệu tấn đậu tương sẽ được xuất khẩu ra khỏi các cảng của Braxinl trong tháng 2/2020. Việc xếp hàng cho thấy hơn 110 tàu sẽ ra khơi trong tháng 2, với phần lớn trong số này đến Trung Quốc.
Thông báo của chính phủ cho biết tuần qua, Ấn Độ đã tăng thuế nhập khẩu dầu cọ thô lên 44% từ 37,5%, do nước này cố gắng tăng sản lượng hạt có dầu trong nước. Hiệp hội hạt có dầu Ấn Độ (SEA) cho biết, Ấn Độ đã cắt giảm thuế nhập khẩu đối với dầu cọ thô nhập khẩu từ các nước Đông Nam Á (ASEAN) xuống còn 37,5% từ 40%.
Mọi thông tin Quý độc giả vui lòng liên hệ;
Phòng Thông tin Xuất nhập khẩu
- Địa chỉ: Phòng 603 Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655 đường Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.
- Điện thoại: 024 3715 2584/ 371525 85/ 3715 2586 Fax: 024 3715 2574
Người liên hệ:
- Mrs Huyền; 0912 077 382 ( thuhuyenvitic@gmail.com)
- Mrs Nhuận; 0982 198 206 (hongnhuan82@gmail.com)
- Mrs Kiều Anh; 0912 253 188 (kieuanhvitic@gmail.com)
Để có thông tin đầy đủ Quý độc giả vui lòng tải mẫu phiếu đăng ký sử dụng bản tin tại đây;
Phòng TTXNK
-
Sau giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ, ngành thép đã có dấu hiệu chững lại. Theo đánh giá của Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), vấn đề lớn nhất của ngành thép là mức tăng trưởng khá yếu của ngành xây dựn
-
Hiệp định thương mại tư do đã có hiệu lực cũng góp phần thúc đẩy xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang các thị trường lớn.
-
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tháng 12/2019, kim ngạch xuất khẩu hàng dây điện và dây cáp điện của Việt Nam đạt 193,64 triệu USD, giảm 0,6% so với tháng 11/2019, nhưng tăng 53,2% so với tháng 12/2018. Năm 2019
-
Dịch virus corona sẽ tác động mạnh tới nhập khẩu và tiêu dùng thủy sản ở Trung Quốc trong thời gian tới. Cụ thể nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm thủy sản tươi sống sẽ giảm.