Quý I: Xuất khẩu xi măng, clinker chỉ đạt 7,5 triệu tấn do ảnh hưởng của dịch Covid-19
Giống như nhiều loại hàng hóa khác bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, xuất khẩu xi măng, clinker cũng bị sụt giảm mạnh trong 3 tháng đầu năm 2020, với sản lượng xuất khẩu đạt 7,5 triệu tấn, trị giá 291 triệu USD.
Theo số liệu thống kê của Bộ Công Thương, quý I/2020, xuất khẩu xi măng, clinker giảm mạnh, chỉ đạt 7,5 triệu tấn, trị giá 291 triệu USD, bằng 60,2% về lượng và 80,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019 (3 tháng 2019, ngành xi măng đã xuất khẩu 12 triệu tấn, trị giá 360 triệu USD).
Không chỉ sụt giảm mạnh về sản lượng, giá xuất khẩu xi măng và clinker cũng giảm trung bình khoảng 2 - 3 USD/tấn do diễn biến chung của tình hình thế giới.
Năm 2019, Việt Nam xuất khẩu 33,8 triệu tấn xi măng và clinker đi các thị trường trên thế giới, trị giá 1,394 tỷ USD, gồm gần 11,6 triệu tấn xi măng và 22,6 triệu tấn clinker. Trong đó, xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đạt 16,58 triệu tấn, chiếm 48,9% trong tổng lượng và chiếm 45,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, tương đương 630 triệu USD.
Đây là năm thứ 2 liên tiếp, ngành xi măng ghi nhận mức xuất khẩu kỷ lục, tiếp tục trong Top các mặt hàng xuất khẩu tỷ USD. Trước đó, năm 2018, với gần 32 triệu tấn sản phẩm xuất khẩu (tăng tới 11 triệu tấn so với năm 2017), trị giá 1,246 tỷ USD, Việt Nam trở thành quốc gia đứng đầu thế giới về xuất khẩu xi măng, clinker.
Chi tiết bản tin Quý độc giả xem tại đây;
Phòng TTXTTM & ĐT
-
Nhà sản xuất thép Hòa Phát đã tăng 42.2% sản xuất thép xây dựng tháng 3 so với cùng kỳ năm ngoái, đạt mức 351.000 tấn, nhà sản xuất thép cho biết hôm thứ Hai, thách thức những lo ngại của thị trường toàn cầu về sản xuất và nhu cầu thấp hơn do COVID-19.
-
Ngày 6-4, Bộ Công Thương đã gửi Thủ tướng Chính phủ báo cáo về việc xuất khẩu gạo trong bối cảnh dịch Covid-19, hạn hán và xâm nhập mặn.
-
Trao đổi với PV Tiền Phong ngày 5/4, ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho hay, nếu Chính phủ muốn thực sự kiểm soát và không cho tăng giá quá mức mặt hàng này thì phải đề xuất Ủy ban Thường vụ Quốc hội sớm đưa mặt hàng thịt lợn vào mặt hàng bình ổn giá.
-
Tuần qua, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố báo cáo Triển Vọng Phát Triển Châu Á (ADO 2020).
Trong đó, tổ chức này nhận định kinh tế Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn do đại dịch, về cả nguồn cung lẫn nhu cầu