VITIC
Nước ngoài

Quy định về thuế và hạn ngạch đối với gạo nhập khẩu vào Bắc Âu

13/04/2022 09:57
Là thành viên EU, cơ chế, chính sách đối với nhập khẩu gạo của Thụy Điển và Đan Mạch hoàn toàn theo cơ chế, chính sách của EU. Mặc dù Na Uy không phải là thành viên EU nhưng nằm trong Cộng đồng Kinh tế châu Âu. Do vậy, các qui định về nhập khẩu hàng nông sản, thực phẩm của Na Uy, cũng như Thụy Điển và Đan Mạch tuân thủ theo các qui định chung của EU về an toàn thực phẩm.
 
Tất cả các loại thực phẩm, bao gồm gạo, được bán tại Liên minh Châu Âu (EU) phải tuân thủ theo Luật Thực phẩm châu Âu, đảm bảo an toàn thực phẩm. Các qui định về chất phụ gia, chất ô nhiễm, giới hạn đối với mức độ tồn dư thuốc trừ sâu và độc tố nấm phải được tuân thủ nghiêm ngặt. Các yêu cầu phổ biến nhất liên quan đến chất gây ô nhiễm liên quan đến sự hiện diện của độc tố nấm mốc, dư lượng thuốc trừ sâu, vi sinh vật và kim loại nặng. Ngoài ra, nông sản, thực phẩm vào EU phải tuân thủ các qui định liên quan đến bao gói, nhãn mác và nhiều qui định khác. Tham khảo thêm các qui định này tại báo cáo:
 
Các qui định nhập khẩu nông sản và thực phẩm vào khu vực Bắc Âu.
 
Thuế
 
Hiện nay, thuế ngoài hạn ngạch EU (trong đó có Thụy Điển và Đan Mạch) áp lên gạo Việt Nam là 175 Euro/tấn với gạo xay xát, 65 Euro/tấn với gạo tấm và 211 Euro/tấn với thóc.
 
Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA) có hiệu lực từ ngày 1/8/2020, trong đó quy định cụ thể điều kiện đối với các loại gạo được hưởng ưu đãi. Cam kết cụ thể như sau:
 
EU dành riêng cho Việt Nam tổng hạn ngạch 80.000 tấn, với thuế trong hạn ngạch là 0%;
Xóa bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu đối với gạo tấm sau 5 năm;
Sản phẩm từ gạo: xóa bỏ thuế trong 3-5 năm.
 
Tại Na Uy, gạo nằm trong nhóm thuế thấp hoặc không thuế. Các mặt hàng nằm trong nhóm này thường là các mặt hàng Na Uy không sản xuất. Các mặt hàng trong nhóm này thường bị áp hạn ngạch thuế quan.
 
Hạn ngạch
 
EU dành riêng cho Việt Nam tổng hạn ngạch 80.000 tấn, với thuế trong hạn ngạch là 0%.
 
Các lô hàng gạo đáp ứng quy định hạn ngạch này cần đi kèm giấy chứng nhận đúng chủng loại được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
 
Về cơ chế hạn ngạch thuế quan (TRQ) đối với mặt hàng gạo trong Hiệp định EVFTA đầu mối phía EU là đơn vị G.4 (Cây trồng và dầu ô liu) thuộc Tổng cục Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Arable Cops and Olive Oil, DG Agriculture and Rural Development).
 
Các lô hàng gạo thơm khi xuất khẩu vào thị trường EU phải tuân thủ theo quy định thực thi của EU về việc mở và tiếp nhận TRQ nhập khẩu cho gạo có xuất xứ từ Việt Nam. Doanh nghiệp sẽ cần xin cấp giấy phép nhập khẩu tại cơ quan có thẩm quyền của nước thành viên và phải nộp số tiền bảo đảm là 30 Euro/tấn tại thời điểm nộp đơn xin cấp giấy phép.
 
Trong trường hợp số lượng đăng ký vượt quá số lượng có sẵn theo TRQ cho giai đoạn, EU sẽ cố định một hệ số phân bổ.
 
Việc mở và tiếp nhận TRQ đối với gạo có xuất xứ từ Việt Nam được qui định tại Quy định thực thi (EU) 2020/991.
 
Các lô hàng gạo thơm thuộc diện TRQ khi xuất khẩu vào thị trường EU, để được hưởng thuế suất 0% theo hạn ngạch, phải có giấy chứng nhận đúng chủng loại (authenticity certificate) được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam nêu rõ gạo thuộc một trong các chủng loại gạo được hưởng ưu đãi theo TRQ của Hiệp định.
 
Gạo thơm phải thuộc một trong số các loại sau: 
  • Hoa nhài 85
  • ST 5, ST 20
  • Nàng Hoa 9
  • VD 20
  • RVT
  • OM 4900
  • OM 5451
  • Tài Nguyên Chợ Đào 
Gạo nhập khẩu vào EU theo cơ chế TRQ sẽ được phân bổ theo cơ chế “doanh nghiệp đăng ký trước thì được cấp hạn ngạch trước” (first-come, first-served), dựa vào ngày mà đơn xin cấp phép nhập khẩu được cơ quan hải quan của EU chấp thuận.
 
Tại Na Uy, gạo nằm trong nhóm thuế thấp hoặc không thuế. Các mặt hàng nằm trong nhóm này thường là các mặt hàng Na Uy không sản xuất. Các mặt hàng trong nhóm này thường bị áp hạn ngạch thuế quan. Việc cấp hạn ngạch thuế quan thông qua nhiều hình thức. Một số hạn ngạch áp dụng cho tất cả các nước, trong khi một số chỉ dành cho các nước có thoả thuận thương mại song phương hoặc khu vực, một số hạn ngạch ưu đãi thuế dành cho các nước đang phát triển trong chương trình GSP. Hạn ngạch thuế quan cũng có thể được cấp thông qua đấu giá, nộp đơn xin, hoặc theo nguyên tắc ưu tiên những người yêu cầu trước (first come, first served basic).
Nguồn: Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển
Tin cũ hơn
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: duy.doanh@yahoo.com.vn
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 153/GP-TTĐT ngày 5 tháng 7 năm 2024 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 4.002.772