Quy định quản lý việc ghi nhãn mật ong xuất khẩu vào Đài Loan
Cơ quan Y tế và phúc lợi Đài Loan ngày 11/5/2022 đã ban hành Thông báo Quy định quản lý việc ghi nhãn mật ong đóng gói sẵn và các sản phẩm xi-rô của nó (Regulations Governing the Labeling of Prepackaged Honey and its Syrup Products).
Quy định này của Đài Loan được xây dựng dựa theo Khoản 10 Mục 1 Điều 22 Luật quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm của Đài Loan và sẽ có hiệu lực từ ngày 01/7/2023. Nội dung chủ yếu gồm:
- Mật ong đóng gói sẵn và các sản phẩm siro có hàm lượng mật ong ≥ 60%, cỡ chữ của tên sản phẩm phải nhất quán và phải đáp ứng các yêu cầu sau: (1) Đối với sản phẩm có thêm đường (xi-rô), tên sản phẩm phải được ghi "Mật ong bổ sung đường" hoặc các từ tương đương; (2) Đối với nguyên liệu thô khác không phải là đường (xi-rô) được thêm vào nhưng không thêm đường (xi-rô), thì tên của sản phẩm phải được đánh dấu bằng "Mật ong có chứa 〇〇 (với〇〇 là tên của nguyên liệu không phải là mật ong)" hoặc "Mật ong hỗn hợp/ điều chế" hoặc các từ có nghĩa tương đương.
- Mật ong đóng gói và các sản phẩm siro có hàm lượng mật ong dưới 60% mà tên sản phẩm có từ "mật ong (honey)", cỡ chữ của tên sản phẩm phải nhất quán với nhãn ghi rõ "Khẩu vị/ phong vị mật ong" hoặc các từ có nghĩa tương đương.
- Nguồn gốc (nước) xuất xứ nguyên liệu thô của mật ong phải được ghi rõ trên bao bì mật ong và các sản phẩm xi-rô đóng gói sẵn, đồng thời căn cứ trên hàm lượng lần lượt ghi theo thứ tự giảm dần.
- Sản phẩm mật ong đóng gói sẵn dán nhãn là "Mật ong", "Mật ong 100%", "Mật ong nguyên chất" hoặc các từ tương đương là các sản phẩm có thành phần chỉ là mật ong. Đối với các sản phẩm siro không có mật ong, tên của sản phẩm sẽ không được dán nhãn có ghi “mật ong/ honey” hoặc các từ tương đương.
- Việc ghi nhãn của sản phẩm không tuân thủ quy định này nếu phát hiện không trưng thực, sai lệch, phóng đại hoặc gây hiểu nhầm vv.. . sẽ bị phạt theo các quy định có liên quan của luật này.
Chi tiết quý doanh nghiệp có thể tham khảo như phụ lục đính kèm.
Tải file đính kèm
1 file
Nguồn: Văn phòng kinh tế văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc
-
Dự thảo Quy định của Liên minh Châu Âu sửa đổi Quy định (EC) số 1881/2006 liên quan đến mức tối đa của arsen trong một số loại thực phẩm
-
Để hài hòa các biện pháp KDTV với LSPM, Nhật Bản đã sửa đổi Đạo luật Bảo vệ Thực vật
-
Miễn Nghị quyết số 2.262 năm 2022, thiết lập các yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với việc nhập khẩu trái dứa tươi (Ananas spp.) từ tất cả các nguồn gốc vào Chile, sửa đổi Nghị quyết số 3.920 năm 1998 và bãi bỏ Nghị quyết số 4.702 năm 2014.
-
G / SPS / N / GBR / 9 / Rev.1 ngày 06 tháng 12 năm 2021 đã thông báo về việc giới thiệu phương pháp tiếp cận nhắm mục tiêu rủi ro để kiểm tra sức khỏe thực vật nhập khẩu ở Anh