Quy định mới của EU về các biện pháp khẩn cấp và tạm thời kiểm soát an toàn thực phẩm
Ngày 7/6/2023, EU đã đăng công báo Quy định (EU) 2023/1110 ký ngày 6 tháng 6 năm 2023 sửa đổi Quy định 2019/1973 về các biện pháp khẩn cấp kiểm soát thực phẩm xuất khẩu vào EU. Theo đó, EU đã chính thức đưa các loại mỳ ăn liền của Việt Nam từ Phụ lục II (kiểm soát bằng chứng thư an toàn thực phẩm và kiểm soát tại cửa khẩu) sang phụ lục I với tần suất kiểm tra tại Biên giới là 20%. Như vậy, kể từ ngày 27 tháng 6 năm 2023, các mặt hàng mỳ ăn liền xuất khẩu từ Việt Nam sẽ không bị bắt buộc phải đi kèm giấy kiểm định an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
Cũng tại Quy định này, ớt chuông từ Việt Nam vẫn nằm trong phụ lục I với tần suất kiểm tra 50% tại cửa khẩu; Đậu bắp và thanh long vẫn nằm trong phụ lục II với tần suất kiểm tra tương ứng là 50% và 20%. Điều này có nghĩa là các mặt hàng nông nghiệp không có thay đổi so với quy định của 6 tháng trước.
Quy định có hiệu lực 20 ngày sau ngày đăng công báo.
Thông tin chi tiết xin tham khảo tại công báo EU: https://eur-lex.europa.eu/legal-content/EN/TXT/?uri=uriserv%3AOJ.L_.2023.147.01.0111.01.ENG&toc=OJ%3AL%3A2023%3A147%3ATOC
Như vậy, chỉ 6 tháng sau khi EU thông qua quy định kiểm soát khẩn cấp đối với các loại bún, miến mỳ của Việt Nam (hiệu lực từ ngày 01/01/2022), Việt Nam đã thành công thuyết phục EU đưa bún miến, các sản phẩm từ gạo ra khỏi danh mục quản lý an toàn thực phẩm và 18 tháng sau thì thành công đưa mỳ ăn liền từ phụ lục II (kiểm soát theo chứng thư và tại cửa khẩu) sang phụ lục I (kiểm soát tại cửa khẩu). Điều này thể hiện nỗ lực rất lớn và kịp thời của Bộ Công Thương trong công tác kiểm soát an toàn thực phẩm cũng như tích cực hỗ trợ giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp.
- Tuy nhiên, việc EU vẫn duy trì kiểm soát tại cửa khẩu với tần suất 20% đòi hỏi Việt Nam luôn phải duy trì tốt công tác kiểm soát an toàn thực phẩm đối với mỳ ăn liền. Nếu trong 6 tháng cuối năm 2023, mỳ ăn liền của Việt Nam xuất khẩu vào EU có nhiều vụ vi phạm quy định an toàn thực phẩm thì lộ trình tiếp theo của EU sẽ là tăng giám sát lên mức 50% tại cửa khẩu và sau đó là đưa quay lại phụ lục II. Nếu mỳ ăn liền của Việt Nam bị đưa lại về phụ lục II (như trường hợp của Thanh Long), thì quá trình thuyết phục EU đưa lại phụ lục I là khó khăn hơn rất nhiều.
Do vậy, đề nghị các doanh nghiệp xuất khẩu mỳ ăn liền của Việt Nam phải liên tục kiểm soát tốt an toàn thực phẩm, và kể cả xem xét áp dụng các biện pháp tự nguyện như tự xét nghiệm tại các phòng thí nghiệm uy tín đối với các lô hàng mỳ ăn liền xuất khẩu vào EU.
Nguồn:Thương vụ Việt Nam tại Bỉ
-
Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới ghi nhận đà hồi phục mạnh mẽ trong tuần từ 05/06 – 09/06. Trong số 31 mặt hàng đang giao dịch liên thông với thế giới tại Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), có 22 mặt hàng tăng giá và 9 mặt hàng giảm giá.
-
Ngày 07 tháng 4 năm 2023, Cục Phòng vệ thương mại (Cơ quan điều tra) tiếp nhận Hồ sơ của công ty là đại diện cho ngành sản xuất trong nước (Bên yêu cầu), yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm cáp thép dự ứng lực có xuất xứ từ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Vương quốc Thái Lan và Ma-lai-xi-a.
-
Dữ liệu từ Sở Giao dịch Hàng hoá Việt Nam (MXV) cho thấy, giá hàng hoá nguyên liệu thế giới diễn biến trái chiều trong tuần giao dịch vừa qua (29/05 – 04/06). Tuy nhiên, lực bán rất mạnh trên nhóm năng lượng đã kéo chỉ số hàng hoá MXV- Index giảm 0,68%
-
Ngành vận tải container đã trải qua sự sụt giảm đáng kể về giá cước vận chuyển dài hạn toàn cầu trong tháng 5.