PVN đề xuất dừng nhập khẩu xăng dầu vì Covid-19
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) vừa có văn bản gửi Bộ Công Thương, Tài chính đề xuất loạt giải pháp "cứu" sản xuất xăng, dầu trong nước. Theo đó, tập đoàn này đề nghị các bộ có cơ chế hạn chế tối đa, dừng nhập khẩu sản phẩm xăng dầu trong giai đoạn hiện nay khi Covid-19 bùng phát, thị trường tiêu thụ nội địa khó khăn.
PVN cũng đề nghị xem xét bỏ các sản phẩm chế biến từ dầu thô ra khỏi nhóm hàng chịu thuế giá trị gia tăng khi xuất khẩu, giúp doanh nghiệp "đẩy" hàng qua kênh xuất khẩu.
Trước đề xuất này, lãnh đạo Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, hiện nhiều nước sản xuất dầu mỏ trên thế giới có chi phí sản xuất rất rẻ nên khi doanh nghiệp nhập khẩu từ các nguồn này sẽ có lợi thế nhất định về giá. Cơ quan này đang cân nhắc, xem xét đề nghị của PVN, nhưng "mọi biện pháp đưa ra lúc này phải tính toán kỹ lưỡng, đảm bảo cơ chế thị trường và hài hoà lợi ích doanh nghiệp, nhà sản xuất".
Kiến nghị của PVN đưa ra trong bối cảnh tiêu thụ xăng dầu trong nước sụt giảm mạnh, khoảng 30%, trong khi lượng hàng tồn kho tại 2 nhà máy lọc dầu Dung Quất và Nghi Sơn có lúc tới 90%. Các nhà máy lọc dầu đang chịu áp lực đầu vào giảm giá hàng tồn kho, đầu ra khi khách hàng huỷ, giãn nhận hàng do nhu cầu sụt giảm.
Chi tiết bản tin Quý độc giả xem tại đây;
Phòng TTXTTM & ĐT
-
Giống như nhiều loại hàng hóa khác bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, xuất khẩu xi măng, clinker cũng bị sụt giảm mạnh trong 3 tháng đầu năm 2020, với sản lượng xuất khẩu đạt 7,5 triệu tấn, trị giá 291 triệu USD.
-
Nhà sản xuất thép Hòa Phát đã tăng 42.2% sản xuất thép xây dựng tháng 3 so với cùng kỳ năm ngoái, đạt mức 351.000 tấn, nhà sản xuất thép cho biết hôm thứ Hai, thách thức những lo ngại của thị trường toàn cầu về sản xuất và nhu cầu thấp hơn do COVID-19.
-
Ngày 6-4, Bộ Công Thương đã gửi Thủ tướng Chính phủ báo cáo về việc xuất khẩu gạo trong bối cảnh dịch Covid-19, hạn hán và xâm nhập mặn.
-
Trao đổi với PV Tiền Phong ngày 5/4, ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho hay, nếu Chính phủ muốn thực sự kiểm soát và không cho tăng giá quá mức mặt hàng này thì phải đề xuất Ủy ban Thường vụ Quốc hội sớm đưa mặt hàng thịt lợn vào mặt hàng bình ổn giá.