Phục hồi kinh tế sau đại dịch: 8 nhóm giải pháp trọng tâm
Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế cần hướng tới mục tiêu nền tảng, hỗ trợ các động lực tăng trưởng, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tạo việc làm và phát triển nguồn nhân lực bền vững...
Đây là tinh thần được Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh khi tham vấn các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước liên quan đến Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế giai đoạn 2022 - 2023. Theo đó Chương trình cần đưa ra được các giải pháp cụ thể gắn với nguồn lực đi kèm, phù hợp với năng lực của nền kinh tế, khả năng cân đối ngân sách nhà nước.
8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp hỗ trợ được Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất bao gồm:
Một là, kiểm soát dịch Covid-19, nâng cao năng lực của hệ thống y tế, nhất là y tế cơ sở, y tế dự phòng. Đây là nhóm nhiệm vụ giải pháp quan trọng, cấp bách ngay từ đầu năm 2022 nhằm "thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả với dịch Covid-19", tạo nền tảng cho quá trình phục hồi và phát triển kinh tế bền vững.
Hai là, duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn. Tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa, tiền tệ mở rộng hợp lý, bảo đảm an toàn tài chính quốc gia; kiểm soát lạm phát, giá cả các mặt hàng nguyên, nhiên vật liệu đầu vào cho sản xuất; tiết kiệm chi thường xuyên.
Ba là, hoàn thiện thể chế, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh.
Bốn là, phục hồi và phát triển ngành du lịch, kích cầu tiêu dùng trong nước. Phát triển ngành du lịch hướng đến an toàn với dịch bệnh, thân thiện với môi trường; thúc đẩy tiêu dùng nội địa thông qua các chính sách bình ổn thị trường, xúc tiến thương mại và giảm thuế, phí ôtô trong nước.
Năm là, hỗ trợ phục hồi doanh nghiệp trong một số ngành, lĩnh vực ưu tiên bằng các giải pháp về hỗ trợ tín dụng, tài chính, sản xuất, phát triển chuỗi cung ứng bền vững.
Sáu là, phục hồi, huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển. Đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp FDI; khuyến khích đầu tư nhà ở cho công nhân, người lao động trong các khu công nghiệp, khu kinh tế.
Bảy là, phát triển vùng, đô thị, tháo gỡ thể chế để phát triển các đô thị lớn của cả nước.
Tám là, phát triển thị trường lao động và lực lượng lao động; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, tăng cường kết nối cung - cầu lao động, hỗ trợ chuyển đổi nghề bền vững cho người lao động.
Nguồn: Báo Công thương điện tử
Link nguồn
-
Trong những tháng cuối năm 2021, một trong những hoạt động trọng tâm mà Bộ Công Thương đề ra là tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh,
-
Từ ngày 16/9 đến nay, Hà Nội đã từng bước nới lỏng một số hoạt động để vừa phòng, chống dịch, vừa phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội.
-
Sáng ngày 05/10, tại Hà Nội, Bộ Công Thương phối hợp với Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh tổ chức Hội nghị “Kết nối cung cầu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế”.
-
Thực hiện chỉ đạo của UBND Tỉnh về thực hiện các biện pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trên địa bàn Tỉnh.