Phế liệu sắt thép nhập khẩu vào Việt Nam giảm nhưng vẫn ở mức cao
THÔNG TIN ĐÁNG CHÚ Ý CHUYÊN NGÀNH CN & XD
Theo ước tính, phế liệu sắt thép nhập khẩu về Việt Nam năm 2019 đạt 5,4 triệu tấn, trị giá 1,62 tỷ USD, giảm 4,3% về lượng và giảm 16% về trị giá so với năm 2018.
Theo thống kê từ Tổng cục Hải quan, tháng 11/2019, nhập khẩu phế liệu sắt thép vào Việt Nam đạt 406,6 nghìn tấn, trị giá 96,7 triệu USD, giảm 10,8% về lượng và giảm 23,9% về trị giá so với tháng 10/2019; giảm 34,5% về lượng và giảm 49,5% về trị giá so với tháng 11/2018. Tính chung 11 tháng năm 2019, nhập khẩu phế liệu sắt thép về Việt Nam đạt 5,05 triệu tấn, trị giá 1,54 tỷ USD, giảm 1,1% về lượng và giảm 12,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.
Ước tính, tháng 12/2019, nhập khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng về Việt Nam đạt 3,5 tỷ USD, tăng 10,6% so với tháng 11/2019; tăng 18,5% so với cùng kỳ năm 2018. Như vậy, đây là tháng thứ 16 liên tiếp, nhập khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng về Việt Nam đạt mức cao hơn so với cùng kỳ năm trước. Tính chung trong 12 tháng năm 2019, nhập khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 36,64 tỷ USD, tăng 11,4% so với cùng kỳ năm 2018.
Theo số liệu thống kê sơ bộ, kim ngạch xuất khẩu dây và cáp điện bọc nhựa cao cấp dùng trong ô tô, máy in của Việt Nam tháng 12/2019 đạt 8 triệu USD, nâng kim ngạch xuất khẩu năm 2019 đạt 90 triệu USD, giảm 4% so với năm 2018.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu dây và cáp điện bọc nhựa cao cấp dùng trong ô tô, máy in của Việt Nam tháng 11/2019 đạt 7,4 triệu USD, tăng 4,52% so với tháng 10/2019, nhưng giảm 18,5% so với cùng kỳ năm 2018. Lũy kế 11 tháng năm 2019 xuất khẩu mặt hàng này đạt 81,53 triệu USD, giảm 4,72% so với cùng kỳ năm 2018.
Dự kiến tháng 12/2019, nhập khẩu thiết bị truyền thông đạt 1,4 tỷ USD, giảm 6% so với tháng 11/2019. Năm 2019, nhập khẩu thiết bị truyền thông ước đạt 17,5 tỷ USD, giảm 5,9% so với năm 2018.
Theo số liệu thống kê Tổng cục Hải quan, nhập khẩu thiết bị truyền thông trong tháng 11/2019 đạt 1,49 tỷ USD, giảm 19% so với tháng 10/2019 và giảm 26,3% so với tháng 11/2018. Lũy kế 11 tháng năm 2019, nhập khẩu thiết bị truyền thông đạt 16,12 tỷ USD, giảm 4,7% so với cùng kỳ năm 2018.
Nhập khẩu linh kiện điện thoại di động – nhóm hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong thiết bị truyền thông tháng 11/2019 đạt 937,9 triệu USD, giảm 15,3% so với tháng 10/2019 và giảm 37,9% so với tháng 11/2018. Đây cũng là mức nhập khẩu đạt thấp nhất trong 4 tháng trở lại đây. Lũy kế 11 tháng năm 2019, nhập khẩu linh kiện điện thoại di động đạt 10,8 triệu USD, giảm 10,9% so với cùng kỳ năm 2018; chiếm 67,2% tỷ trọng trong 11 tháng năm 2019, giảm so với 71,8% của cùng kỳ năm 2018.
Nhập khẩu máy tính và linh kiện tháng 11/2019 đạt 1,9 triệu chiếc, trị giá 156,7 triệu USD, tăng 15,5% về lượng, tăng 20,6% về trị giá so với tháng 10/2019; tăng 39,4% về lượng, tăng 56,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Tính chung 11 tháng năm 2019, nhập khẩu máy tính và linh kiện đạt 15,2 triệu sản phẩm các loại, trị giá 1,3 tỷ USD, tăng 8,9% về lượng, tăng 10,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.
Dự kiến tháng 12/2019, lượng nhập khẩu máy tính và linh kiện đạt khoảng 2 triệu sản phẩm các loại, đây là tháng đạt số lượng nhiều nhất trong năm. Do nghỉ Tết Nguyên Đán vào cuối tháng 1/2019, lượng nhập khẩu máy tính và linh kiện trong tháng 1/2020 sẽ bị ảnh hưởng, dự kiến lượng nhập khẩu giảm 10% so với cùng kỳ năm 2019. Trong quý 1/2020, nhập khẩu máy tính và linh kiện dự kiến giảm khoảng 5 – 10% so với cùng năm 2019.
Mọi thông tin Quý độc giả vui lòng liên hệ;
Phòng Thông tin Xuất nhập khẩu
- Địa chỉ: Phòng 603 Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655 đường Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.
- Điện thoại: 024 3715 2584/ 371525 85/ 3715 2586 Fax: 024 3715 2574
Người liên hệ:
- Mrs Huyền; 0912 077 382 ( thuhuyenvitic@gmail.com)
- Mrs Nhuận; 0982 198 206 (hongnhuan82@gmail.com)
- Mrs Kiều Anh; 0912 253 188 (kieuanhvitic@gmail.com)
Để có thông tin đầy đủ Quý độc giả vui lòng tải mẫu phiếu đăng ký sử dụng bản tin tại đây;
Phòng TTXNK
-
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam và giải ngân đều tăng trong 11 tháng năm 2019, một diễn khá tích cực trong bối cảnh kinh tế toàn cầu gặp khó khăn và thị trường tài chính thiếu ổn định
-
Hiệp hội Chăn nuôi Gia cầm Việt Nam vừa kiến nghị Thủ tướng, Bộ trưởng NN&PTNT, Công Thương, Tài Chính xem xét chưa giảm thuế nhập khẩu gia cầm để “cứu” chăn nuôi gia cầm trong nước, do lượng thịt gà nhập khẩu tăng cao nhất trong 10 năm qua.
-
Việt Nam xem xét áp thuế đối với các sản phẩm thép nhập khẩu để bảo vệ các nhà sản xuất thép trong nước. Thứ nhất, thép ở nước ngoài tương đối rẻ. Thứ hai, công suất bổ sung vào năm 2020 có thể khiến tình trạng dư cung trở nên tồi tệ hơn
-
Trong báo cáo tình hình kinh tế được công bố tuần qua, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo kinh tế Việt Nam sẽ đạt kết quả tích cực trong năm 2019