Phát triển thương hiệu, mở rộng thị trường tiêu thụ cho quả na Chi lăng
- Xem thêm xuất nhập khẩu mặt hàng Rau quả tại đây;
Những ngày cuối tháng 8, đầu tháng 9, quả na Chi Lăng, Lạng Sơn có mặt tại nhiều siêu thị, trung tâm thương mại lớn trên cả nước và được đông đảo người tiêu dùng ưa chuộng bởi những quả na to đều, da xanh nhạt, kẽ mắt trắng hồng, cùi dày, ít hạt, ngọt thanh, thơm ngon đặc trưng.
Những ngày này, nếu ai đi dọc tuyến quốc lộ 1A thuộc địa bàn các xã Chi Lăng, thị trấn Đồng Mỏ, thị trấn Chi Lăng, xã Mai Sao (tỉnh Lạng Sơn)... thì không khó để bắt gặp hàng chục hệ thống ròng rọc đang được vận hành, mỗi ngày vận tải hàng tấn na từ vườn nằm sâu trong các thung lũng, đỉnh núi đá xuống chân núi, đường lớn để vận chuyển đi tiêu thụ.
Mùa vụ năm 2023, quả na Chi Lăng được mùa, được giá không chỉ giúp người nông dân xóa đói giảm nghèo mà còn giúp họ làm giàu. Lãnh đạo UBND tỉnh Lạng Sơn cho biết, năm 2023 ước tính sản lượng na thu hoạch vào khoảng 23.000 tấn (bao gồm cả na trái vụ). Riêng huyện Chi Lăng có tổng diện tích trồng na hơn 2.500 ha; trong đó, diện tích đang cho thu hoạch khoảng 2.000 ha; giá trị kinh tế ước đạt trên 700 tỷ đồng/năm. Nhờ phát triển cây na mà nhiều hộ dân đã có thu nhập khá từ vài chục đến vài trăm triệu đồng mỗi năm; nhiều thôn bản từ nghèo khó nay đã có từ 60 - 70% hộ giàu.
Theo chia sẻ của lãnh đạo UBND tỉnh Lạng Sơn, nếu như trước kia, bà con trồng na còn chưa chú ý đến khâu trồng, chăm sóc, thì nay, với sự vào cuộc của chính quyền địa phương trong việc hỗ trợ tập huấn chăm sóc cây na, chuyển giao khoa học kỹ thuật, thì nay, chất lượng, mẫu mã trái na của các hợp tác xã, hộ dân đã tăng lên rất nhiều, giá bán na cũng được cao hơn.
Niên vụ 2023, góp phần đảm bảo quyền lợi kinh tế cho người trồng na trong khâu tiêu thụ, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chi Lăng Lương Thành Chung cho biết, ngay từ đầu vụ, địa phương đã tổ chức gặp gỡ các doanh nghiệp, hợp tác xã thu mua nông sản trên địa bàn cũng như tại các địa phương khác để thỏa thuận tiêu thụ sản phẩm.
Ngoài ra, để quảng bá và tiêu thụ sản phẩm na Chi Lăng, chính quyền huyện Chi Lăng đã tích cực mở rộng thị trường trong và ngoài nước, thúc đẩy tìm kiếm liên kết, hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, định hướng phát triển vùng sản xuất tập trung, đẩy mạnh truy xuất nguồn gốc và kiểm tra an toàn thực phẩm, có tiêu chuẩn đáp ứng thương hiệu, thị trường khó tính.
Đặc biệt, năm 2023, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Chi Linh đã mở gian hàng trên các sàn thương mại điện tử, trực tiếp livestream "bán na tại vườn" qua các ứng dụng mạng xã hội... qua đó bắt kịp xu thế công nghệ để quảng bá, giới thiệu và mở rộng thị trường tiêu thụ.
Có thể nói, hiện nay, quả na Chi Lăng đã được thị trường trong nước biết đến rộng rãi, được phân phối trong hệ thống các siêu thị, cửa hàng thực phẩm lớn, với xu hướng ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng. Không chỉ người tiêu dùng trong nước yêu thích, na Chi Lăng đặt mục tiêu vươn mạnh sang thị trường các quốc gia như: Trung Quốc, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc...
Trong thời gian tới, để nâng cao thu nhập cho người dân và đưa quả na đến gần hơn nữa với người tiêu dùng trong và ngoài nước, lãnh đạo UBND tỉnh Lạng sơn cho biết, tỉnh sẽ tiếp tục chỉ đạo mở rộng và nâng cao diện tích trồng na trên địa bàn. Song song đó, tuyên truyền, phổ biến bà con nông dân tăng cường áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật như cắt gọt, tỉa cành, thâm canh na rải vụ, gối vụ... để nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm.
Ngoài ra, chỉ đạo các cấp địa phương vùng trồng na tích cực mở các gian hàng trên các trang thương mại điện tử; tập trung xây dựng quy trình chăm sóc cây na để nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo các tiêu chuẩn quốc tế với mục tiêu vươn ra “biển lớn”, thúc đẩy xuất khẩu na Chi Lăng theo đường chính ngạch sang Trung Quốc và các thị trường khó tính khác trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Hoa Kỳ.
Năm 2011, na Chi Lăng được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ chứng nhận đăng ký nhãn hiệu "Na Chi Lăng" cho sản phẩm Na quả của huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn; được tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục đặc sản "Na Chi Lăng" của tỉnh Lạng Sơn và công nhận nằm trong Top 50 đặc sản trái cây nổi tiếng Việt Nam (theo Bộ tiêu chí công bố giá trị đặc sản Việt Nam). Thương hiệu na Chi Lăng đã được Tổng Hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam tôn vinh, trao giải thưởng cúp Vàng và chứng nhận đạt Top 10 Thương hiệu Vàng Nông nghiệp Việt Nam năm 2018, 2019
Nguồn: Moit.gov
-
Theo Cục Bảo vệ thực vật, Mỹ đã chính thức mở cửa thị trường đối với quả dừa của Việt Nam. Các DN xuất khẩu dừa của Việt Nam có thể tiến hành xuất khẩu ngay lập tức.
-
Vài năm trở lại đây, nhãn Sông Mã trở nên nổi tiếng không chỉ bởi cho năng suất cao, mà còn hấp dẫn người ăn bởi vị ngon ngọt, mẫu mã đẹp, được nhiều thương lái thu mua tận nơi
-
Với khí hậu ôn hòa, cây trái quanh năm, từ nhiều năm trước đây, nuôi ong đã trở thành một trong những nghề truyền thống của người dân Tam Đảo. Là sản phẩm OCOP 3 sao
-
Việc được công nhận là sản phẩm OCOP là một trong những tấm “giấy thông hành” hữu hiệu để đưa nông sản Hà Giang ra thị trường. Khi Chương trình được thực hiện,