VITIC
Ấn phẩm - Tài liệu khác

Phát triển thị trường UK đối với ngành thủy sản

05/12/2022 14:44

Cùng với Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA), Hiệp định UKVFTA cũng là một FTA thế hệ mới mà Việt Nam tham gia. Vương quốc Anh và Bắc Ai-len (UK) là một trong những đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam, là đối tác thương mại lớn thứ ba của Việt Nam tại châu Âu (sau Đức và Hà Lan). Hiệp định có ý nghĩa to lớn về kinh tế thương mại giữa hai nước, giúp duy trì không gián đoạn trao đổi thương mại giữa Việt Nam và UK, mở cửa thị trường cho hàng hóa của Việt Nam vào UK và ngược lại. Hiệp định đang và sẽ thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam, khi so sánh tương quan với nhiều đối thủ cạnh tranh chính.
 
UK là thị trường có kim ngạch nhập khẩu đứng thứ 4 thế giới trong khi thị phần xuất khẩu của Việt Nam sang UK mới chiếm khoảng 0,9% trong tổng nhập khẩu của UK, như vậy với dung lượng thị trường còn nhiều dư địa, mức thuế nhập khẩu được xoá bỏ về cơ bản theo cam kết UKVFTA, cơ hội để tăng trưởng xuất khẩu các ngành hàng có thế mạnh của Việt Nam sang thị trường UK là rất lớn.
 
Để khai thác hiệu quả Hiệp định UKVFTA, thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường UK cần khai thác các ngành hàng có thế mạnh, xác định cụ thể được nhóm hàng ưu tiên, thị trường mục tiêu, các phân khúc hàng hoá còn dư địa khai thác, cũng như phương thức tiếp cận, xây dựng hình ảnh, uy tín, thương hiệu hàng hoá Việt Nam tại thị trường UK.
 
Song song với các ấn phẩm chuyên sâu về cam kết thuế quan, quy tắc xuất xứ của Hiệp định, ấn phẩm này được biên soạn nhằm hướng đến những thông tin về cam kết theo ngành hàng, đánh giá cụ thể cơ hội, tình hình thị trường, khả năng xúc tiến xuất khẩu, phát triển nguồn hàng phù hợp với nhu cầu, định hướng của thị trường, trước mắt trong giai đoạn đến năm 2025. Đây là thời gian đầu thực thi Hiệp định nên nhiều doanh nghiệp có thể còn chưa nắm bắt hết các quy định, chưa có đầy đủ thông tin một cách có hệ thống về các cơ hội thị trường được mở ra nhờ UKVFTA.
 
Xem chi tiết tại đây;
 

 

Nguồn: Cục Xuất nhập khẩu
Bộ Công Thương

Tin cũ hơn
  • Thương mại điện tử Việt Nam năm 2021
    Việt Nam tiếp đà phục hồi và tăng trưởng tích cực từ quý IV năm 2020, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2021 ước tính tăng 4,48% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng 3,68% của quý I/2020. Từ những tháng đầu của năm 2021,
  • Thương mại điện tử Việt Nam năm 2020
    Trong giai đoạn 05 năm thực hiện Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2016 – 2020 được Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định số 1563/QĐ-TTg ngày 08 tháng 8 năm 2016, năm 2019 là năm đánh dấu nhiều sự thay đổi của thương mại điện tử Việt Nam.
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: duy.doanh@yahoo.com.vn
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 153/GP-TTĐT ngày 5 tháng 7 năm 2024 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 3.999.598