VITIC
Ấn phẩm - Tài liệu khác

Phân tích tình hình cung cầu và dự báo mặt hàng trái cây có múi, tháng 8 và 8 tháng năm 2024

29/08/2024 10:43

Sản lượng cây có múi tăng khá mạnh trong năm 2020, 2021, 2022 nhưng lại chững lại trong năm 2023 và năm 2024 do nhiều vùng trồng cây có múi trên khắp cả nước có biểu hiện suy thoái, chủ yếu do bệnh và lá thối rễ; ngoài ra có diện tích do già cỗi, vùng trồng không thích hợp, không đầu tư thâm canh…, người sản xuất phải phá bỏ, trồng thay thế mới bằng các giống cây ăn quả khác hiệu quả hơn, dẫn tới diện tích và sản lượng cây có múi suy giảm. Ước tính năm 2024, diện tích cây có múi cả nước đạt hơn 276.000 ha. Trong đó, riêng cây bưởi, cả nước có diện tích hơn 110 nghìn ha, sản lượng 1,15 triệu tấn; với các giống bưởi đa dạng, đặc trưng cho từng vùng miền. Riêng Đồng bằng sông Cửu Long chiếm khoảng 32.000 ha với sản lượng khoảng 369.000 tấn... Những tỉnh có diện tích bưởi lớn là Bến Tre (8.824 ha), Vĩnh Long (8.619 ha), Đồng Nai (5.426 ha) với các giống bưởi nổi tiếng như bưởi da xanh, bưởi Năm Roi, bưởi Tân Triều...


 Ảnh minh hoạ, nguồn internet

Về tình hình xuất nhập khẩu, theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tháng 7/2024, nhập khẩu trái cây có múi của Việt Nam đạt 8,1 triệu USD, tăng 17,0% so với tháng 6/2024. Lũy kế đạt 77,1 triệu USD, tăng 18,7% so với năm 2023, chiếm 10,7% trong tổng kim ngạch nhập khẩu trái cây cả nước. Tháng 7/2024, kim ngạch xuất khẩu cây có múi của Việt Nam đạt 9,9 triệu USD, giảm 10,8% so với tháng trước. Tuy nhiên, tính chung 7 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đạt 74,4 triệu 7 USD, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm 2023, chiếm tỷ trọng 2,5% xuất khẩu trái cây cả nước.

Dự báo trong thời gian tới, xuất khẩu trái cây có múi của Việt Nam tiếp tục thuận lợi nhờ nhu cầu tăng tại các thị trường truyền thống như Trung Quốc, U.A.E, Malaixia, Hà Lan… Với thị trường Hoa Kỳ, theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp Mỹ, nước này có nhu cầu tiêu thụ lớn về trái cây, mỗi năm lên tới 12 triệu tấn. Sản xuất trái cây tươi nội địa của Hoa Kỳ hiện chỉ đáp ứng được khoảng 70% nhu cầu và số còn lại (tương đương khoảng 3,6 triệu tấn) là nhập khẩu. Đây sẽ là dư địa và cơ hội lớn cho trái cây Việt Nam, trong đó có bưởi. Bên cạnh đó, với nhu cầu nhập khẩu hàng rau quả trung bình 153 tỷ USD/năm trong giai đoạn năm 2019-2023, châu Âu là thị trường nhập khẩu rau quả lớn nhất trên thế giới (theo số liệu từ Trung tâm Thương mại Quốc tế). Tuy nhiên, tỷ trọng nhập 12 khẩu từ Việt Nam vẫn còn rất thấp. Do đó, châu Âu là thị trường nhiều tiềm năng để các doanh nghiệp xuất khẩu ngành hàng rau quả của Việt Nam khai thác.

- Xem chi tiết tại đây;
 

Nguồn: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại

Tin cũ hơn
  • Phân tích tình hình cung cầu và dự báo mặt hàng hạt Tiêu tháng 8 và 8 tháng năm 2024
    Trong tháng 7/2024 giá hồ tiêu xuất khẩu tăng mạnh đã thúc đẩy hoạt động xuất khẩu mặt hàng này, với khối lượng xuất khẩu đạt 21,8 nghìn tấn, kim ngạch 130 triệu USD, tăng 42,9% về lượng và tăng 2,28 lần về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Giá xuất khẩu hồ tiêu bình quân trong tháng 7/2024 đạt 5.958 USD/tấn, tăng 17,8% so với tháng trước và tăng 59,7% so với cùng kỳ năm 2023.
  • Phân tích tình hình cung cầu và dự báo mặt hàng Rau củ tháng 8 và 8 tháng năm 2024
    Sản lượng rau các loại của cả nước tiếp tục tăng nhẹ trong 7 tháng năm 2024. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 7 tháng năm 2024, sản lượng rau các loại của cả nước đạt 11.307 nghìn tấn, tăng 1,2% so với cùng kỳ năm trước. Ước tính 8 tháng năm 2024, sản lượng rau các loại đạt 12.471 nghìn tấn, tăng 1,0% so với cùng kỳ năm trước.
  • Phân tích tình hình cung cầu và dự báo mặt hàng Gạo tháng 8 và 8 tháng năm 2024
    Tính đến ngày 8/8, theo số liệu của Cục Trồng trọt – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL đã xuống giống được 1,465 triệu ha/1,480 triệu ha diện tích kế hoạch vụ Hè Thu 2024. Đồng thời thu hoạch được khoảng 975 nghìn ha, với năng suất khoảng 60 tạ/ha, sản lượng ước đạt 5,89 triệu tấn lúa.
  • Phân tích tình hình cung cầu và dự báo mặt hàng đường tháng 8 và 8 tháng năm 2024
    Trong tháng 7/2024, ngành đường Việt Nam đã kết thúc niên vụ sản xuất đường 2023/24. Sản lượng lũy kế từ đầu niên vụ đã ép được 10.953.400 tấn mía, tăng 113% và sản xuất được 1.147.400 tấn đường các loại, tăng 122% so với cùng kỳ năm trước. Thế nhưng, ngành mía đường vẫn gặp rất nhiều khó khăn.
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: duy.doanh@yahoo.com.vn
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 153/GP-TTĐT ngày 5 tháng 7 năm 2024 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 4.053.615