Phân tích tình hình cung cầu và dự báo mặt hàng hạt tiêu, tháng 11 và 11 tháng năm 2024
Giá tiêu trong nước tháng 11/2024 biến động trong phạm vi hẹp trong bối cảnh giá tiêu thế giới và giá tiêu xuất khẩu của Việt Nam giảm đáng kể cho dù nguồn cung trong nước gần như cạn. Tính đến cuối tháng 11/2024 giá tiêu đen giao dịch trong khoảng 141.000 – 143.000 đ/kg, gần như không đổi so với cuối tháng trước.
Trên thị trường thế giới, dù nguồn cung từ Brazil và Indoensia đã bớt dồi dào khi hai nước này đã vào cuối vụ thu hoạch, trong khi nguồn cung từ Việt Nam gần như không còn mấy, nhưng do nhu cầu nhập khẩu chững lại khi các nhà nhập khẩu cầm chừng và nghe ngóng diễn biến thị trường trong bối cảnh cầu tiêu thụ vẫn yếu khiến giá tiêu tháng 11/2024 biến động giảm đáng kể, nhưng mức giảm không đồng đều, với mức giảm từ 4 – 10%.
Dự báo ngành tiêu Việt Nam sẽ tiếp tục được hưởng lợi nhờ giá xuất khẩu ở mức cao do nguồn cung hạn chế. Về dài hạn, giá hạt tiêu xuất khẩu sẽ vẫn được hỗ trợ do sản lượng hạt tiêu vụ mùa 2025 của Việt Nam có thể vẫn ở mức thấp. Theo dự kiến, vụ hạt tiêu năm 2025 của Việt Nam sẽ thu hoạch gần như toàn bộ vào cuối tháng 2, một số vùng kéo dài đến tháng 3 và tháng 4, chậm hơn 1 - 2 tháng so với những năm trước.
Bên cạnh đó, giá nhiều mặt hàng nông sản khác vẫn giữ ở mức cao, đặc biệt giá cà phê Việt Nam thậm chí còn tăng cho dù Việt Nam đang vào chính vụ thu hoạch cà phê năm 2024 cũng cho thấy triển vọng tích cực về giá đối với mặt hàng hạt tiêu.
- Xem chi tiết tại đây;
Nguồn: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại
-
Trong những năm qua, hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đã đạt được những thành tựu ấn tượng, đóng góp quan trọng vào công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế của đất nước. Quy mô xuất khẩu hàng hóa không ngừng được mở rộng và tăng cao, góp phần gia tăng vị thế và nâng tầm ảnh hưởng của Việt Nam trên trường quốc tế. Trong giai đoạn 2013-2023, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng 1,7 lần, từ trên 132 tỷ USD năm 2013 tăng lên 354,7 tỷ USD năm 2023
-
Hệ thống phân phối hàng hoá là mắt xích quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của từng quốc gia và đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự lưu thông hàng hóa từ vận chuyển hàng hóa từ kho nhà sản xuất tới khách hàng nhằm đáp ứng các nhu cầu của người tiêu dùng.
-
Ucraina là quốc gia nằm ở Đông Âu, nơi giao nhau của các tuyến đường giao thông giữa Châu Âu và Châu Á, giữa các nước Scandinavia với khu vực Địa Trung Hải. Nền kinh tế Ucraina có ưu thế đặc biệt với vị trí địa lý thuận lợi, đất đen phì nhiêu, nhiều tài nguyên thiên nhiên và người lao động có trình độ khoa học kỹ thuật cao.
-
Hệ thống phân phối hàng hóa tại Thụy Điển được xây dựng trên nền tảng hiện đại, linh hoạt, hướng đến sự bền vững, phù hợp với nhu cầu và thói quen tiêu dùng của người dân. Các doanh nghiệp cần nắm bắt xu hướng này để tối ưu hóa quy trình phân phối và tăng cường sự cạnh tranh trong thị trường. Các kênh phân phối truyền thống bao gồm các cửa hàng bán lẻ, siêu thị và đại lý phân phối