VITIC
Ấn phẩm - Tài liệu khác

Phân tích tình hình cung cầu và dự báo mặt hàng Gạo tháng 8 và 8 tháng năm 2024

29/08/2024 09:03

Tính đến ngày 8/8, theo số liệu của Cục Trồng trọt – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL đã xuống giống được 1,465 triệu ha/1,480 triệu ha diện tích kế hoạch vụ Hè Thu 2024. Đồng thời thu hoạch được khoảng 975 nghìn ha, với năng suất khoảng 60 tạ/ha, sản lượng ước đạt 5,89 triệu tấn lúa.


Ảnh minh hoạ, nguồn internet

Tính chung, đến hết tháng 7/2024, cả nước đã thu hoạch đạt 29,3 triệu tấn lúa, tăng 1,7% so với cùng kỳ năm ngoái đảm bảo được nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu cũng như an ninh lương thực.

Tuy nhiên, hiện ngành lúa gạo đang phải đối mặt với nhiều thách thức như biến đổi khí hậu, suy giảm tài nguyên và sự biến động nhanh chóng của thị trường trong nước và quốc tế. Trước tình hình này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng với Bộ Công Thương đã đề xuất và thống nhất cao việc thành lập Hội đồng lúa gạo quốc gia.

Trong khi, nhu cầu tiêu thụ lúa gạo trong nước khoảng 29 triệu tấn thóc và lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2024 ước trên 7,5 - 8 triệu tấn (tương đương khoảng 14 triệu tấn thóc). Do đó cân đối nguồn cung lúa gạo hoàn toàn đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Trong tổng số 29 triệu tấn thóc thì tiêu thụ cùa dân là khoảng gần 12 triệu tấn, phục vụ chế biến là hơn 9,5 triệu tấn, phục vụ chăn nuôi là 4 triệu tấn và còn lại làm làm giống.

Thời gian tới, nhu cầu nhập khẩu gạo gia tăng ở hầu hết các các nước nên thị trường gạo sẽ tiếp tục sôi động trong những tháng cuối năm. Trong khi đó nhu cầu nhập khẩu từ các khách hàng truyền thống của gạo Việt tiếp tục duy trì ở mức cao. Cùng với đó, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cũng đang tích cực mở rộng sang các thị trường mới như Trung Đông, châu Phi, Nam Mỹ...Với đà tăng nhập khẩu của các đối tác, dự báo xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2024 có thể cán mốc khoảng 8 triệu tấn, trị giá hơn 5 tỷ USD - mức kỷ lục mới của ngành gạo.

Bên cạnh những yếu tố tác động tích cực, hoạt động xuất khẩu gạo cũng đang phải đối mặt với những khó khăn nhất định. Đó là giá gạo nguyên liệu đang có xu hướng tăng, trong khi giá thế giới hạ nhiệt. Ngoài ra, chi phí vận tải tăng cao do xung đột quốc tế và sự biến động của tỷ giá. Việc Ấn Độ, nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, có kế hoạch nới lỏng các hoạt động hạn chế xuất khẩu gạo cũng có thể tác động mạnh lên thị trường trong những tháng cuối năm.

- Xem chi tiết tại đây;


 

Nguồn: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại

Tin cũ hơn
  • Phân tích tình hình cung cầu và dự báo mặt hàng đường tháng 8 và 8 tháng năm 2024
    Trong tháng 7/2024, ngành đường Việt Nam đã kết thúc niên vụ sản xuất đường 2023/24. Sản lượng lũy kế từ đầu niên vụ đã ép được 10.953.400 tấn mía, tăng 113% và sản xuất được 1.147.400 tấn đường các loại, tăng 122% so với cùng kỳ năm trước. Thế nhưng, ngành mía đường vẫn gặp rất nhiều khó khăn.
  • BÁO CÁO: Tình hình kinh tế – xã hội tháng Năm và 5 tháng đầu năm 2024
    Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 5/2024 ước đạt 32,81 tỷ USD, tăng 5,7% so với tháng trước và tăng 15,8% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung năm tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 156,77 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 43,69 tỷ USD, tăng 20,5%, chiếm 27,9% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 113,08 tỷ USD, tăng 13,3%, chiếm 72,1%
  • BÁO CÁO: Tình hình kinh tế – xã hội tháng Tư và 4 tháng đầu năm 2024
    Sản xuất công nghiệp tháng Tư tiếp tục xu hướng tăng trưởng tích cực. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 4/2024 ước tính tăng 0,8% so với tháng trước và tăng 6,3% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung bốn tháng đầu năm 2024, IIP ước tính tăng 6,0% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 giảm 2,5%).
  • BÁO CÁO: Thường niên Phòng vệ thương mại năm 2023
    Cục Phòng vệ thương mại là tổ chức thuộc Bộ Công Thương, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật đối với lĩnh vực chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ.
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: duy.doanh@yahoo.com.vn
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 153/GP-TTĐT ngày 5 tháng 7 năm 2024 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 4.055.383