Phân tích tình hình cung cầu và dự báo mặt hàng Cà phê, tháng 8 và 8 tháng năm 2024
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, sản lượng cà phê Việt Nam niên vụ 2023-2024 ước giảm 20% so với niên vụ trước, xuống còn 1,47 triệu tấn, thấp nhất trong 4 năm qua, gây thiếu hụt lên nguồn cung Robusta trên thị trường thế giới. Hạn hán nghiêm trọng tại các vùng trồng cà phê trọng điểm của Việt Nam đã và sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến năng suất và sản lượng cà phê năm 2024 và 2025. Cùng với đó, sâu bệnh gia tăng cũng ảnh hưởng đáng kể đến năng suất và sản lượng cà phê. Ngoài ra, sản lượng cà phê Việt Nam cũng bị ảnh hưởng bởi diện tích trồng cà phê có xu hướng bị thu hẹp tại nhiều vùng trồng trọng điểm như Đắk Lắk, Đắk Nông… Giá cà phê ở mức thấp trong thời gian dài (đặc biệt trong niên vụ 2022/23) khiến nhiều nông dân lựa chọn chuyển sang các loại cây trồng khác có lợi nhuận cao hơn như sầu riêng, bơ..
Ảnh minh hoạ, nguồn internet
Tháng 7/2024, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt hơn 76,98 nghìn tấn, trị giá gần 381,17 triệu USD, tăng 9,7% về lượng và 18,2% về trị giá so với tháng 6/2024; nhưng so với tháng 7/2023 giảm 29,3% về lượng và tăng 23,8% về trị giá. Tính chung 7 tháng năm 2024, Việt Nam xuất khẩu cà phê đạt gần 979,4 nghìn tấn, trị giá gần 3,61 tỷ USD, giảm 12,4% về lượng, nhưng tăng 33,5% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Do nguồn cung cà phê năm nay đang cạn dần nên khối lượng xuất khẩu cà phê trong các tháng 5, 6 và 7/2024 sụt giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2023. Dự kiến trong tháng 8/2024 và tháng 9/2024 khối lượng xuất khẩu cà phê nước ta vẫn ở mức thấp. Đến 4 tháng 10/2024 tình hình mới có thể bắt đầu cải thiện khi vụ thu hoạch cà phê 2024/25 bắt đầu.
- Xem chi tiết tại đây;
Nguồn: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại
-
Diện tích trồng điều của nước ta trong xu hướng giảm, đến năm 2023 đạt khoảng 301,1 nghìn ha, giảm 2,8% so với năm 2022. Xu hướng giảm diện tích trồng điều có thể tiếp tục do giá điều thấp trong thời gian dài, trồng điều không hiệu quả, chuyển sang các loại cây trồng khác hiệu quả hơn
-
Về tình hình xuất nhập khẩu, theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tháng 7/2024, nhập khẩu trái cây có múi của Việt Nam đạt 8,1 triệu USD, tăng 17,0% so với tháng 6/2024. Lũy kế đạt 77,1 triệu USD, tăng 18,7% so với năm 2023, chiếm 10,7% trong tổng kim ngạch nhập khẩu trái cây cả nước.
-
Trong tháng 7/2024 giá hồ tiêu xuất khẩu tăng mạnh đã thúc đẩy hoạt động xuất khẩu mặt hàng này, với khối lượng xuất khẩu đạt 21,8 nghìn tấn, kim ngạch 130 triệu USD, tăng 42,9% về lượng và tăng 2,28 lần về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Giá xuất khẩu hồ tiêu bình quân trong tháng 7/2024 đạt 5.958 USD/tấn, tăng 17,8% so với tháng trước và tăng 59,7% so với cùng kỳ năm 2023.
-
Sản lượng rau các loại của cả nước tiếp tục tăng nhẹ trong 7 tháng năm 2024. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 7 tháng năm 2024, sản lượng rau các loại của cả nước đạt 11.307 nghìn tấn, tăng 1,2% so với cùng kỳ năm trước. Ước tính 8 tháng năm 2024, sản lượng rau các loại đạt 12.471 nghìn tấn, tăng 1,0% so với cùng kỳ năm trước.