Phân tích tình hình cung cầu và dự báo mặt hàng hạt tiêu, tháng 9 và 9 tháng năm 2024
Sau giai đoạn dài nắng nóng, khô hạn (từ cuối năm 2023 và đầu năm 2024), từ giữa tháng 5 đến nay mưa nhiều đã khiến cho một số vườn tiêu bị ngập úng, nguy cơ bị nhiễm bệnh, dễ rụng trái…
Ảnh minh hoạ, nguồn Internet
Trong bối cảnh giá sầu riêng và cà phê đang ở mức cao, diễn biến trên khiến người nông dân chưa mạnh dạn tái canh cây tiêu nhiều. Ngoài ra, giá cây giống hồ tiêu tại một số tỉnh cũng tăng mạnh do nguồn cung cấp giống cũng hạn chế cũng khiến việc tái canh cây tiêu.
Với diễn biến này, dự báo sản lượng hạt tiêu năm 2025 của Việt Nam có thể tương đương hoặc tăng nhẹ so với năm 2024, tức chỉ đạt khoảng 170 – 172 nghìn tấn.
Hiện nguồn cung hạt tiêu trong nước hiện đã cạn do vào thời kỳ giáp hạt, sản lượng năm 2024 giảm khá mạnh và khối lượng xuất khẩu trong quý II và nửa đầu quý III/2024 khá cao. Tính đến cuối tháng 8/2024, Việt Nam đã xuất khẩu 183 nghìn tấn hồ tiêu trong tổng số 171.000 tấn sản lượng thu hoạch của cả năm 2024.
Với tồn kho vụ 2023 chuyển sang cộng với lượng nhập khẩu dự kiến cũng sẽ hạn chế do sản lượng tiêu của hai nước cung cấp chính là Brazil và Campchia cũng sụt giảm mạnh cho thấy nguồn cung hạt tiêu cho xuất khẩu từ tháng 9/2024 cho tới hai tháng đầu năm 2025 sẽ thấp hơn nhiều so với thường kỳ mọi năm.
Ước tính khối lượng hạt tiêu còn lại cho xuất khẩu 4 tháng cuối năm 2024 của Việt Nam chỉ còn khoảng 20 - 25 nghìn tấn, một số cực kỳ hạn chế, ít ỏi. Đây sẽ là yếu tố khiến giá hạt tiêu sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao, thậm chí còn tăng.
- Xem chi tiết tại đây;
Nguồn: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại
-
Về tình hình xuất nhập khẩu, trong 7 tháng năm 2024 xuất khẩu phân bón đạt 1.033,8 nghìn tấn, kim ngạch đạt 420,3 triệu USD, tăng 9,7% về khối lượng, tăng 7,5% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2023. Giá phân bón xuất khẩu trong tháng 7/2024 ở mức 371,5 USD/tấn, giảm 12,7% so với tháng 6/2024 và giảm 14,3% so với cùng kỳ năm 2023
-
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, sản lượng cà phê Việt Nam niên vụ 2023-2024 ước giảm 20% so với niên vụ trước, xuống còn 1,47 triệu tấn, thấp nhất trong 4 năm qua, gây thiếu hụt lên nguồn cung Robusta trên thị trường thế giới.
-
Diện tích trồng điều của nước ta trong xu hướng giảm, đến năm 2023 đạt khoảng 301,1 nghìn ha, giảm 2,8% so với năm 2022. Xu hướng giảm diện tích trồng điều có thể tiếp tục do giá điều thấp trong thời gian dài, trồng điều không hiệu quả, chuyển sang các loại cây trồng khác hiệu quả hơn
-
Về tình hình xuất nhập khẩu, theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tháng 7/2024, nhập khẩu trái cây có múi của Việt Nam đạt 8,1 triệu USD, tăng 17,0% so với tháng 6/2024. Lũy kế đạt 77,1 triệu USD, tăng 18,7% so với năm 2023, chiếm 10,7% trong tổng kim ngạch nhập khẩu trái cây cả nước.