Nigeria tạm thời giảm thuế nhập khẩu xuống mức thuế 0% với một số mặt hàng lương thực
Ngày 14/8/2024, Tổng cục Hải quan Nigeria đã thông báo về việc thực hiện mức thuế nhập khẩu 0% và miễn thuế giá trị gia tăng (VAT) cho một số mặt hàng lương thực nhập khẩu vào Nigeria.
Danh mục các mặt hàng áp dụng mức thuế nhập khẩu 0% gồm: gạo lứt, lúa miến, kê, ngô, lúa mì, đậu.
Ảnh minh họa
Bộ Tài chính Nigeria sẽ định kỳ cung cấp cho Tổng cục Hải quan Nigeria danh sách các nhà nhập khẩu và hạn ngạch nhập khẩu được cấp phép để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động nhập khẩu các mặt hàng nêu trên trong khuôn khổ của chính sách mới này.
Để được nhập khẩu hàng hóa theo chính sách mới, một công ty phải đáp ứng các tiêu chí sau: (i) đăng ký kinh doanh tại Nigeria và đã hoạt động kinh doanh ít nhất 05 năm; (ii) có đầy đủ báo cáo doanh thu và báo cáo tài chính hàng năm, đóng đầy đủ các loại thuế theo quy định trong 05 năm gần nhất.
Đối với các công ty nhập khẩu gạo lứt (Husked Brown Rice) và kê (millet) cần sở hữu nhà máy xay xát với năng lực khoảng 100 tấn mỗi ngày, đã hoạt động trong 04 năm và có đủ đất nông nghiệp cho hoạt động canh tác.
Đối với các công ty nhập khẩu ngô, lúa mì và đậu thì cần phải là công ty nông nghiệp với đủ đất nông nghiệp hoặc là công ty xay xát thức ăn/chế biến nông nghiệp có kết nối hợp tác với người nông dân cho hoạt động canh tác.
Chính sách mới yêu cầu ít nhất 75% các mặt hàng nhập khẩu được bán thông qua sàn trao đổi hàng hóa được công nhận với tất cả các giao dịch và lưu kho hàng hóa phải được ghi chép để lưu trữ. Các công ty nhập khẩu phải giữ các ghi chép được lưu trữ cho tất cả các hoạt động liên quan khi có yêu cầu kiểm tra xác minh việc tuân thủ thực hiện chính sách từ Chính phủ. Trường hợp công ty không đáp ứng nghĩa vụ theo quy định nhập khẩu, công ty sẽ mất ưu đãi miễn thuế và phải trả các loại thuế theo quy định như thuế nhập khẩu, thuế phụ thu và thuế VAT. Biện pháp phạt này cũng sẽ áp dụng với các công ty xuất khẩu các mặt hàng miễn thuế nhập khẩu nêu trên (kể cả dưới hình thức nguyên bản hoặc đã chế biến) ra bên ngoài Nigeria.
Theo Chính phủ Nigeria, chính sách mới này nhằm thực hiện các mục tiêu: (i) điều tiết giá cả hàng hóa lương thực tại thị trường Nigeria theo hướng giúp người dân Nigeria có thể mua được hàng hóa thiết yếu với giá thành rẻ hơn; (ii) đáp ứng sự thiếu hụt nguồn cung hàng hóa để giải quyết thách thức về an ninh lương thực.
Tuy nhiên, chính sách này chỉ nhằm giải quyết các khó khăn trước mắt mà không ảnh hưởng tiêu cực tới chiến lược lâu dài để bảo vệ người nông dân và ngành sản xuất trong nước.
Khánh Huyền (VITIC) tổng hợp
-
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), trong tháng 7/2024, sản lượng ớt xuất khẩu của cả nước đạt 697 tấn, kim ngạch đạt 1,6 triệu USD.
-
Trong những năm gần đây, quan hệ thương mại song phương giữa Việt Nam và Brazil đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ và đầy tiềm năng. Việt Nam, với nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng đã trở thành một trong những đối tác quan trọng của Brazil tại khu vực Đông Nam Á. Mối quan hệ thương mại giữa hai quốc gia không chỉ giới hạn ở việc trao đổi hàng hóa, mà còn mở rộng ra các lĩnh vực đầu tư, hợp tác kỹ thuật.
-
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP), sau 3 tháng sụt giảm liên tục, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Anh đã tăng trở lại; riêng trong tháng 6/2024, xuất khẩu cá ngừ sang thị trường này đã tăng 56%, đạt 742 triệu USD.
-
Ngày 8/8, Hội thảo “Thúc đẩy hoạt động thương mại song phương giữa các nhà xuất nhập khẩu Việt Nam và Canada” do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh (ITPC) phối hợp với Công ty Tư vấn ATIM Consulting tổ chức đã diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh.