VITIC
THỊ TRƯỜNG - NGÀNH HÀNG

Những nông sản đang vào vụ ở Sóc Trăng cần được hỗ trợ tiêu thụ

05/08/2021 15:47

Nhãn, bưởi, vú sữa, xoài, cam sành và đặc biệt là lúa hè thu đang vào mùa thu hoạch ở Sóc Trăng. Dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, nhiều địa phương áp dụng Chỉ thị 16 của Chính phủ, khiến cho việc vận chuyển khó khăn nên cần sự chung tay kết nối, tiêu thụ của các doanh nghiệp, nhà phân phối...

Sở Công Thương Tỉnh Sóc Trăng mới đây đã gửi Công văn tới Bộ Công Thương, Tổ Công tác phía Nam và Sở Công Thương các tỉnh thành trên cả nước với mong muốn được hỗ trợ kết nối, tìm đầu ra cho các sản phẩm nông sản trên địa bàn tỉnh trong bối cảnh dịch bệnh.

Trong công văn này, Sở cho biết, những ngày thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ tại Sóc Trăng, các loại nông sản trên địa bàn tỉnh đã gặp khó khăn trong tiêu thụ do hạn chế việc đi lại và vận chuyển, một số doanh nghiệp và các cơ sở thu mua dừng hoạt động, số đang hoạt động thì thu mua cầm chừng.

Hiện trên địa bàn tỉnh có lượng lớn nông sản tới vụ cần được kết nối tiêu thụ, cụ thể: 24.443 tấn nhãn, thời điểm thu hoạch kéo dài từ tháng 7 đến tháng 12, với sản lượng trung bình hơn 4 nghìn tấn/tháng; 15.373 tấn bưởi, sản lượng thu hoạch trung bình khoảng 1.500 tấn/tháng từ tháng 7 đến tháng 11, cao điểm trong tháng 12 là 7.826 tấn; 4.600 tấn vú sữa, dự kiến sẽ tập trung thu hoạch vào 2 tháng cuối năm, cao điểm là tháng 12 với sản lượng 4.500 tấn; 15.800 tấn cam sành được thu hoạch từ nay đến cuối năm; 15.535 tấn xoài sẽ được thu hoạch vào tháng 11 và 12; 20.496 tấn chanh cũng được thu hoạch từ nay đến cuối năm. 

Đặc biệt, Sóc Trăng hiện đang vào mùa thu hoạch vụ lúa hè thu, bắt đầu từ tháng 7 đến tháng 10, dự kiến tổng sản lượng đạt 800.370 tấn.  

Theo đó, thực hiện Kế hoạch số 120/KH-UBND ngày 30/7/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về tiêu thụ nông sản trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, để kịp thời ứng phó với tình hình dịch bệnh Covid-19 tiếp tục diễn biến ngày càng phức tạp, nhất là tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành khu vực phía Nam, đã ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm nông sản của tỉnh Sóc Trăng. 

Sở Công Thương đã gửi công văn tới Bộ Công Thương, Tổ Công tác phía Nam, Sở Công Thương và Trung tâm Xúc tiến các tỉnh, thành phố với mong muốn được hỗ trợ thông tin, quảng bá, giới thiệu và kết nối tiêu thụ các sản phẩm nông sản của tỉnh Sóc Trăng vào các hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, chợ đầu mối và truyền thống, các doanh nghiệp phân phối và các doanh nghiệp sơ chế, chế biến trên cả nước.

Thông tin liên hệ:

1.Trung tâm Xúc tiến Thương mại - Sở Công Thương tỉnh Sóc Trăng. Địa chỉ: Số 14 Châu Văn Tiếp, Phường 2, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng. Điện thoại: 0299.3620.231. Email: xttmsoctrang@gmail.com Người liên hệ: Bà Lê Thị Quyên - Chuyên viên, di động: 0383.989.095.

 2. Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sóc Trăng. Địa chỉ: Số 58 Điện Biên Phủ, Phường 6, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng. Người liên hệ: Ông Nguyễn Thành Phước - Chi cục trưởng, di động: 0908 341 345.
 

Nguồn: Moit.gov
Link nguồn

Tin cũ hơn
  • Thông tin nhập khẩu chè thế giới, xuất khẩu chè của Việt Nam giai đoạn 2015 – 2020 và 7 tháng đầu năm 2021, xu hướng và dự báo
    Trong giai đoạn năm 2015 – 2020, xuất khẩu chè tăng trưởng ổn định cả về lượng và trị giá, tốc độ tăng trưởng bình quân trong xuất khẩu chè là tăng 1,8% về lượng và giảm 0,7% về trị giá. Đáng chú ý, trong năm 2020, đại dịch Covid-19 trên toàn cầu ảnh hưởng lớn tới nhiều thị trường xuất khẩu chè chính trên thế giới, tuy nhiên lượng và trị giá xuất khẩu của Việt Nam chỉ giảm nhẹ so với năm 2019
  • Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 28,6 tỷ USD
    Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, trong 7 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 28,6 tỷ USD, tăng 26,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, xuất siêu đạt khoảng 3,9 tỷ USD.
  • Triển khai đồng bộ nhiều giải pháp đưa hàng hóa vào tâm dịch
    Cùng với việc mở thêm nhiều kênh phân phối hàng hóa, điểm bán hàng lưu động, tăng cường thu mua nông sản, động viên người dân giãn giờ mua sắm, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống đầu cơ hàng hóa... nên đến thời điểm hiện tại, TPHCM và các tỉnh, thành phía nam đều không xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hóa.
  • Đa dạng hình thức phân phối, thị trường hàng hóa phía Nam dần ổn định
    Trước sự vào cuộc mạnh của Tổ công tác đặc biệt của Bộ Công Thương trong việc phối hợp với các Bộ, địa phương, doanh nghiệp để mở thêm các hình thức phân phối phù hợp đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch, động viên người dân giãn giờ mua sắm, tăng cường kiểm soát thị trường… cho TP Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố phía Nam, dù dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, song tính đến ngày 3/8, tình hình thị trường hàng hóa đang tiếp tục duy trì ổn định.
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: duy.doanh@yahoo.com.vn
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 153/GP-TTĐT ngày 5 tháng 7 năm 2024 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 4.274.344