VITIC
Xuất nhập khẩu

Những lưu ý khi xuất khẩu dưa hấu sang thị trường Trung Quốc

24/04/2024 10:38

- Xem thêm xuất nhập khẩu Nông sản tại đây;
- Xem thêm xuất nhập khẩu mặt hàng Gạo tại đây;
- Xem thêm xuất nhập khẩu mặt hàng Phân bón tại đây;
- Xem thêm
t
hị trường logistics và quản lý chuỗi cung ứng Việt Nam và thế giới quý I năm 2024: diễn biến và dự báo tại đây;



Dưa hấu tươi của Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc không được nhiễm 5 đối tượng kiểm dịch thực vật còn sống.

Ngày 23/4, Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh đã có công văn gửi Sở Công Thương các tỉnh/thành phố thông tin về việc Trung Quốc thông báo chính sách kiểm soát nhập khẩu đối với dưa hấu Việt Nam.


Nông dân Quảng Ngãi thu hoạch dưa hấu. Nguồn TTXVN

Công văn nêu rõ, theo thông báo báo của Tổng cục Hải quan Trung Quốc (Thông báo số 184/2023 ‘Về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với dưa hấu tươi nhập khẩu từ Việt Nam”) để các địa phương, doanh nghiệp tiếp tục nắm rõ những quy định của phía Trung Quốc; trên cơ sở Văn bản số 1478/BCH-TM ngày 15/4/2024 của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ninh, Sở Công Thương thông tin về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với dưa hấu tươi nhập khẩu từ Việt Nam vào thị trường Trung Quốc với 7 nội dung, cụ thể như sau: Căn cứ kiểm tra, kiểm dịch; tên hàng hóa được phép nhập khẩu; nguồn gốc hàng hóa được phép nhập khẩu; yêu cầu vườn cây ăn quả và nhà máy đóng gói được phê duyệt; danh sách các loại dịch hại, kiểm dịch cần quan tâm ở Trung Quốc; quản lý trước khi xuất khẩu; kiểm tra nhập khẩu, cách ly và xử lý khi không đủ tiêu chuẩn.
 
Trong đó yêu cầu, dưa hấu tươi của Việt Nam khi xuất khẩu sang Trung Quốc không được nhiễm 5 đối tượng kiểm dịch thực vật còn sống gồm 3 loài ruồi đục quả, một loài rệp và một loại vi khuẩn.
 
Tất cả các vùng trồng, các cơ sở đóng gói dưa hấu tươi xuất khẩu sang Trung Quốc phải được đăng ký và được cả Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc cấp mã; vườn trồng phải áp dụng thực hành nông nghiệp tốt (GAP) và phải đảm bảo giám sát vườn trồng, giám sát quy trình đóng gói; cơ sở đóng gói phải xây dựng được hệ thống truy xuất nguồn gốc để đảm bảo quả dưa hấu tươi xuất sang Trung Quốc là có thể truy xuất được đến vùng trồng đã được cấp mã số; các lô hàng dưa hấu của Việt Nam được xuất khẩu qua tất cả các cửa khẩu đã được Tổng cục Hải quan Trung Quốc cấp phép nhập khẩu trái cây tươi.
 
Những thông tin trên đã được các cơ quan phía Trung Quốc thông báo và có hiệu lực ngay tại thời điểm hiện nay. Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh thông tin đến Sở Công Thương các tỉnh, thành phố được biết để chủ động tuyên truyền cho người dân, doanh nghiệp xuất nhập khẩu nông sản, đặc biệt là xuất khẩu dưa hấu nắm chắc các quy định về tiêu chuẩn kiểm dịch và công tác kiểm tra, kiểm soát đối với mặt hàng dưa hấu của Việt Nam, tránh các rủi ro.
 
Cũng liên quan đến xuất khẩu mặt hàng dưa hấu, Cục Hải quan Lạng Sơn cũng vừa đưa ra khuyến nghị với các doanh nghiệp doanh nghiệp xuất khẩu cần nghiên cứu các quy định, yêu cầu kiểm dịch thực vật tại Thông báo số 184 ngày 15/12/2023 của Tổng cục Hải quan Trung Quốc.
 
Theo đó, để đảm bảo cho hàng hóa được xuất khẩu thuận lợi, Cục Hải quan Lạng Sơn khuyến nghị các doanh nghiệp cần đáp ứng các yêu cầu khi làm thủ tục xuất khẩu dưa hấu tươi của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc.
 
Trong đó, đối với căn cứ liên quan về kiểm tra, kiểm dịch, các doanh nghiệp cần lưu ý đến các Luật của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa: Luật An toàn sinh học, Luật Về kiểm dịch động thực vật xuất nhập cảnh và các quy định thi hành; Luật An toàn thực phẩm và các quy định thi hành; các biện pháp giám sát và quản lý kiểm tra và kiểm dịch trái cây nhập khẩu; “Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với dưa hấu tươi từ Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc” giữa Tổng cục Hải quan nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
 
Doanh nghiệp cần lưu ý tên hàng hóa được phép nhập khẩu đối với dưa hấu tươi, tên khoa học là Citrullus lanatus, tên tiếng Anh là Watermelon; đối với nguồn gốc được phép là các vùng sản xuất dưa hấu ở Việt Nam.
 
Liên quan đến quản lý trước khi xuất khẩu, Cục Hải quan Lạng Sơn khuyến nghị các doanh nghiệp lưu ý đến quản lý vườn cây ăn trái; nhà máy đóng gói; yêu cầu về bao bì; kiểm tra và kiểm dịch trước khi xuất khẩu; yêu cầu về giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật.
 
Đối với kiểm tra nhập cảnh, cách ly và xử lý không đủ tiêu chuẩn, doanh nghiệp cần lưu ý khi dưa hấu xuất khẩu sang đến cảng nhập cảnh Trung Quốc, Hải quan Trung Quốc sẽ thực hiện kiểm tra, kiểm dịch theo các yêu cầu cụ thể.
 
Trung bình mỗi năm, giá trị xuất khẩu dưa hấu vào thị trường Trung Quốc khoảng 50 triệu USD. Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, việc dưa hấu được phép xuất khẩu chính ngạch theo Nghị định thư ký kết giữa Việt Nam và Trung Quốc được kỳ vọng sẽ tăng thêm 30% giá trị cho ngành hàng này, điều này được kỳ vọng sẽ chấm dứt tình trạng ùn ứ tại các cửa khẩu cũng như ổn định giá bán mỗi khi dưa hấu vào chính vụ thu hoạch.
 
Ông Huỳnh Tấn Đạt - Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) - cho biết, cả nước hiện có 162 vùng trồng dưa hấu và hơn 1.000 cơ sở đóng gói tại 38 địa phương đã được cấp mã số để xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Tận dụng tốt cơ hội từ thị trường này, các doanh nghiệp xuất khẩu cần chuẩn hóa từ khâu sản xuất đến sơ chế, chế biến xuất khẩu, vận chuyển để tạo chuỗi giá trị.
 
Theo ông Huỳnh Tấn Đạt, việc phải chứng minh là các mã số vùng trồng áp dụng và tuân thủ “thực hành sản xuất nông nghiệp tốt”, kiểm soát tốt các loại dịch hại có khả năng đi theo hàng hóa từ khâu thu hoạch, sơ chế, chế biến, đóng gói và xuất khẩu; xây dựng các hệ thống kiểm soát về mặt chất lượng, truy xuất nguồn gốc;... để giúp cho việc tuân thủ các quy định của các nước nhập khẩu.
 
Đồng thời, đảm bảo việc xử lý các tình huống, đặc biệt là các trường hợp phát sinh hay được hiểu là những trường hợp không tuân thủ để có những giải pháp cụ thể để khắc phục cũng như đáp ứng điều kiện của nước khẩu.


 

Nguồn: Báo Công thương điện tử
Link nguồn

Tin cũ hơn
  • Doanh nghiệp xuất khẩu hạt điều sang các nước Bắc Âu cần tuân thủ quy định về an toàn thực phẩm
    Hạt điều là một trong những mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam. Theo Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển (kiêm nhiệm các nước Bắc Âu), hiện nay với sự quan tâm ngày càng tăng đối với chế độ ăn thuần chay, việc tiêu thụ các loại hạt, phết hạt (chẳng hạn như bơ hạt điều) và đồ uống từ hạt như sữa hạt tại Bắc Âu đang ngày càng gia tăng bởi người tiêu dùng cần đáp ứng nhu cầu protein và giải quyết tình trạng không dung nạp đường sữa khi không có protein động vật.
  • Hoạt động thương mại biên giới qua các cửa khẩu biên với Trung Quốc  - cơ hội và thách thức
    Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam với Trung Quốc qua các cửa khẩu biên giới đất liền năm 2023 đạt 42,67 tỷ USD, tăng 81,9% so với năm 2022. Như vậy so với tổng trị giá xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc (đạt 171,8 tỷ USD) thì xuất nhập khẩu theo hình thức thương mại biên giới sang thị trường này năm 2023 chiếm 24,83%; trong đó xuất khẩu chiếm 28% (đạt 17,14 tỷ USD); nhập khẩu chiếm 23,08% tỷ trọng (đạt 25,54 tỷ USD).
  • Gạo Việt Nam lần đầu tiên chiếm lĩnh thị phần cao nhất tại thị trường Singapore
    Ba tháng đầu năm 2024 chứng kiến sự vươn lên mạnh mẽ của ngành gạo Việt Nam khi lần đầu tiên chạm ngưỡng quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất vào thị trường Singapore. Vượt qua Ấn Độ và Thái Lan, gạo Việt Nam khẳng định vị trí số 1 tại Singapore khi chiếm 32,03% thị phần, kim ngạch xuất khẩu cao hơn so với Ấn Độ (chiếm 6,96%) và Thái Lan (chiếm 8,28%).
  • Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Pháp trong quý I/2024 tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước
    Trong những năm gần đây, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Pháp đã chứng kiến những bước phát triển đáng kể, đặc biệt là sau khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA) chính thức có hiệu lực. Pháp với vai trò là một trong những nền kinh tế lớn nhất của châu Âu, đã trở thành một đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam trong khu vực.
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: duy.doanh@yahoo.com.vn
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 153/GP-TTĐT ngày 5 tháng 7 năm 2024 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 4.001.153