Những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường tiềm năng Kuwait
16/10/2024 16:23
Theo thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Kuwait, Kuwait tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất ở khu vực Trung Đông và là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam với kim ngạch thương mại hai chiều đạt gần 6 tỷ USD trong năm 2023.
Đây là thị trường đầy tiềm năng cho hàng Việt, điển hình là nông sản, thủy sản, đồ gỗ… Đặc biệt, ngành nông nghiệp Kuwait không phát triển do có tới 82% diện tích là sa mạc. Vì vậy, nông sản của Việt Nam có rất nhiều tiềm năng tại thị trường này.
Tuy nhiên tại Kuwait, Việt Nam có nhiều đối thủ cạnh tranh về hàng may mặc, đồ gỗ, trái cây, rau củ, chè, cà phê, hạt điều, gia vị, gạo…Nổi lên chính vẫn là Ấn Độ và Trung Quốc. Trung Quốc là đối tác xuất khẩu lớn nhất của Kuwait từ nhiều năm nay, mặt hàng từ nông nghiệp, công nghiệp đến dịch vụ, viễn thông, xây dựng, lao động, du lịch... Trong đó, cạnh tranh chủ yếu vẫn là số lượng và giá cả.
Thương vụ Việt Nam tại Kuwait nhận định, trên thực tế những mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam chiếm tỷ trọng chưa cao tại Kuwait. Nên vẫn còn nhiều dư địa để thúc đẩy xuất khẩu.
“Do vậy Việt Nam rất cần có sự hiện diện thương mại của các doanh nghiệp trực tiếp ở Kuwait mới hy vọng thúc đẩy thị trường nhanh, mạnh và bền vững hơn nữa”, Thương vụ Việt Nam tại Kuwait nhấn mạnh.
Trong thời gian tới, Bộ Công Thương cho rằng nông sản và thực phẩm tiếp tục sẽ là mặt hàng cần đẩy mạnh xúc tiến do vẫn còn dư địa để Việt Nam xuất khẩu nhóm hàng này sang Kuwait.
Các cơ quan Chính phủ cần tiếp tục dành ưu tiên tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại quốc gia tại các nước thuộc khu vực GCC (Hội đồng hợp tác các nước vùng Vịnh gồm 6 quốc gia vùng Vịnh là Saudi Arabia, UAE, Qatar, Kuwait, Bahrain và Oman) nói chung và tại Kuwait nói riêng.
Hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ có điều kiện khảo sát, giao thương và quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp ra nước ngoài, góp phần đưa thị trường khu vực GCC trở thành một trong những đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam.
Thương nhân Kuwait nói riêng và GCC nói chung có xu hướng thích được trải nghiệm trực tiếp hàng hóa, do đó việc chào hàng mẫu trực tiếp hoặc quảng bá thông qua các hội chợ triển lãm là một cách thức rất hiệu quả tại Kuwait.
Đối với các địa phương, hiệp hội và doanh nghiệp, Thương vụ khuyến nghị, các doanh nghiệp giao thương với thị trường GCC nói chung và Kuwait nói riêng cần tạo dựng niềm tin đối với khách hàng, vì thực chất những doanh nghiệp tại khu vực GCC rất có tiềm lực về tài chính, và họ ưa chuộng thanh toán dựa nhiều vào sự tin cậy.
Doanh nghiệp cần tích cực và chủ động đi khảo sát thị trường, tham gia vào các hội chợ triển lãm tại các nước trong khu vực để trực tiếp gặp gỡ đối tác, bạn hàng.
Đồng thời cần chủ động tìm kiếm đối tác hoặc chào hàng thông qua việc tham gia hội chợ, triển lãm và hội thảo chuyên đề tổ chức tại Việt Nam hoặc các nước GCC (tập trung tại UAE, Ả-rập Xê-út, Kuwait), qua Thương vụ hoặc Đại sứ quán của Việt Nam tại khu vực này hoặc Đại sứ quán của các nước GCC tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, tìm hiểu và nghiên cứu thị trường GCC trực tiếp hoặc thông qua Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Cục Xúc tiến thương mại, Vụ Thị trường Châu Á – Châu Phi của Bộ Công Thương, các Thương vụ Việt Nam tại khu vực.
Đây là thị trường đầy tiềm năng cho hàng Việt, điển hình là nông sản, thủy sản, đồ gỗ… Đặc biệt, ngành nông nghiệp Kuwait không phát triển do có tới 82% diện tích là sa mạc. Vì vậy, nông sản của Việt Nam có rất nhiều tiềm năng tại thị trường này.
Tuy nhiên tại Kuwait, Việt Nam có nhiều đối thủ cạnh tranh về hàng may mặc, đồ gỗ, trái cây, rau củ, chè, cà phê, hạt điều, gia vị, gạo…Nổi lên chính vẫn là Ấn Độ và Trung Quốc. Trung Quốc là đối tác xuất khẩu lớn nhất của Kuwait từ nhiều năm nay, mặt hàng từ nông nghiệp, công nghiệp đến dịch vụ, viễn thông, xây dựng, lao động, du lịch... Trong đó, cạnh tranh chủ yếu vẫn là số lượng và giá cả.
Thương vụ Việt Nam tại Kuwait nhận định, trên thực tế những mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam chiếm tỷ trọng chưa cao tại Kuwait. Nên vẫn còn nhiều dư địa để thúc đẩy xuất khẩu.
“Do vậy Việt Nam rất cần có sự hiện diện thương mại của các doanh nghiệp trực tiếp ở Kuwait mới hy vọng thúc đẩy thị trường nhanh, mạnh và bền vững hơn nữa”, Thương vụ Việt Nam tại Kuwait nhấn mạnh.
Trong thời gian tới, Bộ Công Thương cho rằng nông sản và thực phẩm tiếp tục sẽ là mặt hàng cần đẩy mạnh xúc tiến do vẫn còn dư địa để Việt Nam xuất khẩu nhóm hàng này sang Kuwait.
Các cơ quan Chính phủ cần tiếp tục dành ưu tiên tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại quốc gia tại các nước thuộc khu vực GCC (Hội đồng hợp tác các nước vùng Vịnh gồm 6 quốc gia vùng Vịnh là Saudi Arabia, UAE, Qatar, Kuwait, Bahrain và Oman) nói chung và tại Kuwait nói riêng.
Hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ có điều kiện khảo sát, giao thương và quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp ra nước ngoài, góp phần đưa thị trường khu vực GCC trở thành một trong những đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam.
Thương nhân Kuwait nói riêng và GCC nói chung có xu hướng thích được trải nghiệm trực tiếp hàng hóa, do đó việc chào hàng mẫu trực tiếp hoặc quảng bá thông qua các hội chợ triển lãm là một cách thức rất hiệu quả tại Kuwait.
Đối với các địa phương, hiệp hội và doanh nghiệp, Thương vụ khuyến nghị, các doanh nghiệp giao thương với thị trường GCC nói chung và Kuwait nói riêng cần tạo dựng niềm tin đối với khách hàng, vì thực chất những doanh nghiệp tại khu vực GCC rất có tiềm lực về tài chính, và họ ưa chuộng thanh toán dựa nhiều vào sự tin cậy.
Doanh nghiệp cần tích cực và chủ động đi khảo sát thị trường, tham gia vào các hội chợ triển lãm tại các nước trong khu vực để trực tiếp gặp gỡ đối tác, bạn hàng.
Đồng thời cần chủ động tìm kiếm đối tác hoặc chào hàng thông qua việc tham gia hội chợ, triển lãm và hội thảo chuyên đề tổ chức tại Việt Nam hoặc các nước GCC (tập trung tại UAE, Ả-rập Xê-út, Kuwait), qua Thương vụ hoặc Đại sứ quán của Việt Nam tại khu vực này hoặc Đại sứ quán của các nước GCC tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, tìm hiểu và nghiên cứu thị trường GCC trực tiếp hoặc thông qua Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Cục Xúc tiến thương mại, Vụ Thị trường Châu Á – Châu Phi của Bộ Công Thương, các Thương vụ Việt Nam tại khu vực.
Khánh Huyền (VITIC) tổng hợp
Tin cũ hơn
-
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ từ đầu năm đến nay luôn ghi nhận mức tăng trưởng trên 20%. Với đà tăng trưởng này cộng thêm những tín hiệu phục hồi tích cực từ thị trường, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng khả quan trong những tháng cuối năm 2024 và mục tiêu xuất khẩu đạt 14,2 tỷ USD là rất khả quan.
-
Theo Bộ Công Thương, tính đến hết tháng 8/2024, đã có 257 vụ việc điều tra phòng vệ thương mại từ 24 thị trường và vùng lãnh thổ điều tra đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam. Trong đó, các vụ điều tra chống bán phá giá là 141 vụ việc; các vụ việc tự vệ là 52 vụ việc; chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại là 37 vụ việc và chống trợ cấp là 27 vụ việc.
-
Theo Cục Phòng vệ Thương mại, Bộ Công Thương, Canada là quốc gia điều tra và áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại nhiều thứ 4 đối với hàng hoá xuất khẩu Việt Nam (sau Hoa Kỳ, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỹ) và nhiều nhất trong khuôn khổ Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
-
Mới đây, tại huyện Yên Sơn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp UBND huyện Yên Sơn và Công ty cổ phần R.Y.B đã hồ hởi tổ chức Lễ xuất khẩu sản phẩm nông sản sang thị trường Vương quốc Anh (đợt 1) năm 2024.