Nhu cầu nhập khẩu tôm vào Mỹ sẽ tăng mạnh trong những tháng cuối năm
MỘT SỐ THÔNG TIN CHÍNH TRONG SỐ NÀY
-
Giá cá tra nguyên liệu tại An Giang tuần qua giảm 360 - 550đ/kg so với tuần trước, mức giá thấp nhất đạt 20.450 đ/kg đối với cá tra thị trắng cỡ >1kg/con, mức giá cao nhất đạt 21.500đ/kg đối với cá tra thịt trắng cỡ 0,7 – 0,9 USD/kg. So với cùng kỳ năm 2018, giá cá tra nguyên liệu giảm trung bình từ 6.050 – 8.500đ/kg.
-
Tuần từ ngày 12/9 đến 19/9/2019, thủy sản của Việt Nam được xuất khẩu tới 88 thị trường với sự tham gia của 578 doanh nghiệp và các chi nhanh, đạt 193 triệu USD. Trong đó Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Canada, ASEAN, EU lần lượt là những thị trường có trị giá xuất khẩu cao nhất trong tuần qua.
-
8 tháng năm 2019, trị giá nhập khẩu thủy sản của Việt Nam 1,19 tỷ USD, tăng 4,4% so với 8 tháng năm 2018. Trong đó, Na Uy là thị trường cung cấp thủy sản lớn nhất cho Việt Nam với trị giá 145,7 triệu USD, tăng 23,6% so với cùng kỳ năm 2018, chiếm 12,2% trong tổng nhập khẩu thủy sản của Việt Nam.
-
8 tháng năm 2019, xuất khẩu sò các loại của Việt Nam ước đạt 903 tấn, kim ngạch đạt 6,9 triệu USD, giảm 18% về lượng và 22% về kim ngạch so với 8 tháng năm 2018. Do kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường giảm như EU, Mỹ, ASEAN, Australia.
-
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan Việt Nam có 893 doanh nghiệp và các chi nhánh tham gia xuất khẩu thủy sản trong tháng 8/2019 với tổng trị giá xuất khẩu đạt 811 triệu USD. Trong đó, Cty CP Thủy sản Minh Phú – Hậu Giang và Cty CP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú, Cty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng, Cty CP Vĩnh Hoàn là những doanh nghiệp có có trị giá xuất khẩu cao nhất trong tháng 8/2019.
-
Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Baren trong 7 tháng năm 2019 đạt 7,9 nghìn tấn, kim ngạch đạt 16,7 triệu USD, tăng 138,5% về lượng và tăng 167,7% về kim ngạch so với 7 tháng năm 2018.
-
Trong 7 tháng năm 2019, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Ucraina đạt 4,6 nghìn tấn, kim ngạch đạt 13,1 triệu USD, tăng 49,2% về lượng và tăng 46,8% về kim ngạch so với 7 tháng năm 2018.
-
Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Irắc trong 7 tháng năm 2019 đạt 5,2 nghìn tấn, kim ngạch đạt 8,1 triệu USD, tăng 49% về lượng và tăng 49,7% về kim ngạch so với 7 tháng năm 2018.
GIÁ XUẤT KHẨU MỘT SỐ MẶT HÀNG THỦY SẢN TUẦN QUA
-
Giá xuất khẩu cá tra fillet ĐL 270G-UP, 10kgs/Thùng mạ băng 20% sang Ả Rập Xê Út đạt 2,39 USD/kg (CFR) giảm 0,24 USD/kg so với tuần trước.
-
Giá xuất khẩu mực khô da đen chưa chế biến, kích thước 15-20cm/con, 50kg/bao sang Thái Lan đạt 7,38 USD/kg (Cát Lái, C&F) tăng 0,18 USD/kg so với tuần trước.
-
Giá xuất khẩu tôm thẻ bỏ đầu, bỏ vỏ, rút tim, bỏ đuôi ĐL, 500G/BAG X 6/CTN, 30/50 PCS/LB sang Australia đạt 10,97 USD/kg (Cát Lái, C&F) tăng 0,37 USDkg so với tuần trước.
-
Giá xuất khẩu tôm thẻ PD IQF 31/40 sang Trung Quốc đạt 8,3 USD/kg (Cát Lái, CFR) giảm 0,2 USD/kg so với tuần trước.
THỦY SẢN THẾ GIỚI
-
Những tháng cuối năm 2019 nguồn cung tôm cho Mỹ sẽ bị thiếu hụt do Ấn Độ đang là nhà cung cấp tôm lớn nhất cho Mỹ, chiếm 35,6% lượng tôm nhập khẩu của Mỹ, bị sụt giảm vì lũ lụt và thiên tai. Nguồn cung tôm từ Trung Quốc cũng sẽ bị sụt giảm mạnh do tác động từ cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang diễn ra, hiện Trung Quốc đang là nhà cung cấp tôm lớn thứ 7 cho Mỹ, chiếm 3,25% tổng lượng tôm nhập khẩu của Mỹ. Việc thiếu hụt tôm từ hai nhà cung cấp lớn trên sẽ buộc các nhà nhập khẩu tôm của Mỹ phải lựa chọn các thị trường thay thế có mức giá tương đồng hoặc tốt hơn trong thời gian tới, đây là cơ hội để các nhà cung cấp tôm khác tăng thị phần tôm ở Mỹ, trong đó có Việt Nam.
-
Theo số liệu thống kê từ NMFS, nhập khẩu tôm của Mỹ tháng 7/2019 đạt 65,8 nghìn tấn với trị giá đạt 633,3 triệu USD, tăng 6,5% về lượng và 1,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.Giá nhập khẩu trung bình tôm vào Mỹ tháng 7/2019 đạt 9,62 USD/kg, giảm 0,36% so với cùng kỳ năm 2018. Dự báo, giá nhập khẩu trung bình tôm vào Mỹ trong những tháng tiếp theo sẽ tăng đạt 10 USD/kg do nhu cầu tăng cao và nguồn cung giảm. Tính chung 7 tháng năm 2019, nhập khẩu tôm vào Mỹ đạt 395,9 nghìn tấn với trị giá đạt 3,85 tỷ USD, giảm 0,2% về lượng và 7,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.
-
Ngày càng nhiều chuỗi nhà hàng của Mỹ đưa tôm đỏ Achentina vào thực đơn và xu hướng này dự kiến vẫn tiếp tục trong thời gian tới khi sản lượng khai thác tôm tự nhiên của vùng Vịnh Mexico sụt giảm.
Mọi thông tin Quý độc giả vui lòng liên hệ;
Phòng Thông tin Xuất nhập khẩu
- Địa chỉ: Phòng 603 Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655 đường Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.
- Điện thoại: 024 3715 2584/ 371525 85/ 3715 2586 Fax: 024 3715 2574
Người liên hệ:
- Mrs Huyền; 0912 077 382 ( thuhuyenvitic@gmail.com)
- Mrs Nhuận; 0982 198 206 (hongnhuan82@gmail.com)
- Mrs Kiều Anh; 0912 253 188 (kieuanhvitic@gmail.com)
Để có thông tin đầy đủ Quý độc giả vui lòng tải mẫu phiếu đăng ký sử dụng bản tin tại đây;Phòng TTXNK
-
Bản tin có những nội dung chính như sau: Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới; Biểu đồ diễn biến giá một số loại hàng hóa thế giới; Thị trường hàng hóa nguyên liệu trong nước; Các chính sách mới có hiệu lực từ tháng 9/2019 ...
-
Bản tin có những nội dung chính như sau: Thị trường nông, lâm, thủy sản; Nỗ lực đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nông, lâm, thủy sản; Nông thôn mới góp phần thay đổi diện mạo lĩnh vực nông nghiệp; Giá nông sản thế giới tăng trở lại ...
-
Trong số này có những tin chính như sau: Công nghiệp hỗ trợ điện tử đối mặt với nhiều thách thức; Nhiều loại nguyên phụ liệu dệt may có kim ngạch nhập khẩu tăng; Tăng cường kiểm soát nhập khẩu máy móc thiết bị ...
-
Những thông tin đáng lưu ý trong bản tin: Công nghiệp hỗ trợ ngành Dệt may; Ngành nhựa cần cải thiện năng lực cung ứng; Nhập khẩu máy móc, thiết bị đã qua sử dụng; Trung Quốc tập chung xản xuất pin nhiên liệu ...