Nhiều mặt hàng thế mạnh của Việt Nam tăng tốc xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ
Theo số liệu mới nhất từ Tổng cục Thống kê, 7 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá sang thị trường Hoa Kỳ đạt 66,1 tỷ USD, tăng 24,4% so với cùng kỳ; kim ngạch nhập khẩu từ thị trường này đạt 8,6 tỷ USD, tăng 6,2% so với cùng kỳ.
Hoa Kỳ hiện là thị trường lớn nhất của hàng hoá Việt Nam; đồng thời Việt Nam cũng là nước dẫn đầu trong khu vực Đông Nam Á (ASEAN) về xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Trong khi đó, Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 8 của Hoa Kỳ và thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn thứ 6 của quốc gia này.
Ảnh minh họa - Nguồn: chinhphu.vn
Đại diện Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ cho biết nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam có tiềm năng mở rộng xuất khẩu vào thị trường này, điển hình như dệt may. Tình hình xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Hoa Kỳ có thể tiếp tục tăng trong thời gian tới khi mùa Thu Đông đang đến cũng như các nhà cung ứng tích cực mua hàng dự trữ trước thời điểm bầu cử vào tháng 11/2024.
Do đó, Thương vụ khuyến nghị các doanh nghiệp trong nước cần tiếp tục lưu ý quy định của Hoa Kỳ về đạo luật UFLPA (ngăn chặn lao động cưỡng bức của người Ngô Duy Nhĩ), phối hợp với Bộ Công Thương, Thương vụ phản ánh kịp thời với Cơ quan Hải quan và Biên phòng Hoa Kỳ giải quyết kịp thời các lô hàng bị dừng tại cửa khẩu; phối hợp với Cục Xúc tiến thương mại để tham gia tích cực và hiệu quả Hội chợ quốc tế về dệt may và da giày Magic Show tổ chức tại Las Vegas trong thời gian tới.
Mặt hàng điện tử và linh kiện được đánh giá có tiềm năng xuất khẩu cao vào thị trường Hoa Kỳ. Bởi từ lâu nhóm này đã trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống thu nhập cho người lao động, trực tiếp làm tăng giá trị sản xuất, tác động lan tỏa đến phát triển các ngành liên quan, nâng cao trình độ lao động, sản xuất trong nước nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường quốc tế. Nắm bắt được tầm quan trọng đó, nên các nhà đầu tư, trong đó có Hoa Kỳ đầu tư vào lĩnh vực này ngày càng tăng. Do vậy, các doanh nghiệp cần tiếp tục đáp ứng yêu cầu về chất lượng, nâng cao hàm lượng giá trị gia tăng và bảo đảm đáp ứng yêu cầu về quy tắc xuất xứ.
Bên cạnh đó, Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ cũng đề xuất các doanh nghiệp trong ngành tiếp tục đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, ứng dụng mạnh mẽ tiến bộ khoa học và công nghệ, gia tăng tỷ lệ nội địa hóa và hàm lượng công nghệ trong mỗi sản phẩm; không ngừng nâng cao năng lực sản xuất, khả năng cạnh tranh để tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị toàn cầu.
Ngoài ra, Thương vụ sẽ tiếp tục thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng của Việt Nam sang Hoa Kỳ như: dệt may, giày dép, đồ gỗ, các sản phẩm nông sản và nhiều sản phẩm khác để tăng cường kim ngạch xuất khẩu, thông qua việc tuyên truyền, quảng bá các thông tin tích cực và giới thiệu kết nối bạn hàng cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam.
Khánh Huyền (VITIC) tổng hợp
-
Sau thanh long và xoài, bưởi là loại quả tươi thứ ba của Việt Nam được phép nhập khẩu vào thị trường Hàn Quốc.
-
Trong giai đoạn từ 2020-2023, kim ngạch xuất khẩu cà phê từ Việt Nam sang các nước thuộc khối CPTPP liên tục tăng trưởng theo từng năm, đạt trung bình trên 430 triệu USD/năm, tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 17,6%/năm.
-
Ngày 26 tháng 7 năm 2024, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 1985⁄QĐ-BCT về việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá (CBPG) đối với một số sản phẩm thép cán nóng có xuất xứ từ Cộng hòa Ấn Độ và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
-
Trong 6 tháng đầu năm 2024, mặt hàng giày dép tiếp tục duy trì là một trong 10 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất của Việt Nam sang khối CPTPP, chiếm tỷ trọng 5,40% trong tổng các mặt hàng xuất khẩu