VITIC
Thị trường trong nước

Nhiều mặt hàng nông sản của Đắk Lắk có tiềm năng vươn xa

07/03/2024 15:03

Năm 2023 được xem là một năm thành công của nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk khi tốc độ tăng trưởng đạt mức 4,88%. Đây là mức tăng trưởng cao nhất trong các ngành kinh tế của tỉnh. Cùng với đó, việc giá của một số mặt hàng nông sản như: sầu riêng, cà phê, hồ tiêu, lúa gạo tăng cao và Đắk Lăk đẩy mạnh được xuất khẩu chính ngạch vào một số thị trường nên giá trị thu nhập của bà con nông dân được cải thiện đáng kể, tăng 15.000 tỷ so với năm 2022. Kim ngạch xuất khẩu của tỉnh lần đầu tiên cán mốc 1,6 tỷ USD.  

Tỉnh Đắk Lắk, với lợi thế tài nguyên đất đai cùng với điều kiện tự nhiên khí hậu rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nhất là phù hợp với nhiều cây công nghiệp dài ngày, tạo ra nhiều sản phẩn nông sản giá trị kinh tế cao cung ứng cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Có thể nói, sản xuất nông nghiệp là một trong những thế mạnh của tỉnh. Nhiều mặt hàng nông sản chủ lực như: cà phê, mắc ca, sầu riêng, lúa gạo…đã mở rộng được thị trường xuất khẩu chính ngạch. Điều này không chỉ góp phần cải thiện đời sống của người dân mà còn đóng góp nguồn thu ngân sách mỗi năm hàng nghìn tỷ đồng từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất.


Nông sản Đắk Lắk - Nguồn: Sở Công thương Đắk Lắk

Một số sản phẩm nông sản của tỉnh đã và đang tiếp cận nhiều thị trường khó tính như: sản phẩm hạt mắc ca của Công ty Cổ phần Damaca Nguyên Phương, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk, hiện đã có mặt tại tất cả các tỉnh, thành trong cả nước và xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Nhật Bản. Ngoài ra còn có cà phê chất lượng cao và cà phê đặc sản của Hợp tác xã Nông nghiệp dịch vụ Công bằng Ea Tu, xã Ea Tu, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk cũng đã tiếp cận được đến một số khách hàng tại châu Âu như Hà Lan, Thụy Sĩ, Anh, Pháp…Không chỉ thế, vào tháng 7/2023, Cục Sở hữu trí tuệ (thuộc Bộ Khoa học - Công nghệ) đã cấp Chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Sầu riêng Cư M’gar”. Sau khi ký Nghị định thư với Trung Quốc, sầu riêng Việt Nam chính thức được xuất khẩu chính ngạch, giá trị sản phẩm không ngừng tăng lên, trở thành mặt hàng nông nghiệp xuất khẩu dự báo vượt trên một tỷ USD. Riêng với huyện Cư M’gar (tỉnh Đắk Lắk), sầu riêng đã đáp ứng được các yêu cầu, tiêu chuẩn xuất khẩu như: nhãn hiệu, nhãn mác, xuất xứ… Đây là cơ sở pháp lý, tạo tiền đề để địa phương tiếp tục phát triển nhãn hiệu, mở rộng xuất khẩu sầu riêng tới nhiều thị trường khác trên thế giới, nâng cao giá trị sản phẩm sầu riêng và góp phần tăng thu nhập cho người dân vùng trồng.

Có thể thấy, việc xuất khẩu thành công nhiều mặt hàng nông sản có giá trị cao đang mở ra cơ hội tiềm năng cho tỉnh Đăk Lắk trong việc tiếp cận và chinh phục nhiều thị trường khó tính trên thế giới. Năm 2024, tỉnh Đắk Lắk tiếp tục phát huy thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp, nhất là chú trọng mở rộng thị trường xuất khẩu các sản phẩm nông sản chủ lực, tỉnh kỳ vọng sẽ góp phần đưa kinh tế xã hội của địa phương đi lên. Để hiện thực hóa kỳ vọng mở rộng thị trường xuất khẩu các sản phẩm nông sản chủ lực, ngành Nông nghiệp tỉnh Đăk Lắk sẽ tận dụng những ưu điểm, những lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết với các khu vực, các quốc gia. Từ đó, định hướng lại sản xuất, đảm bảo đáp ứng các yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng của các thị trường, để từ đó nâng cao giá trị và tiêu dùng bền vững.


 

Thùy Ngân (VITIC) tổng hợp

Tin cũ hơn
  • Ngành thép có nhiều cơ hội phục hồi trong năm 2024
    Dự kiến trong năm 2024, tiêu thụ thép sẽ tăng khoảng 6,4%, sản lượng xuất khẩu tăng lên gần 13 triệu tấn. Nhu cầu thép của thế giới được dự báo hồi phục mạnh trở lại trong năm 2024, tăng 1,9%, đạt 1,8 tỷ tấn trong năm 2024, do đó sản xuất thép của Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội, dự kiến tăng khoảng 10% trong năm 2024.
  • Sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại 02 tháng đầu năm 2024: Bước khởi đầu tích cực
    Ngay từ những ngày đầu, tháng đầu của năm 2024, các đơn vị thuộc Bộ Công Thương đã khẩn trương, tích cực triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao. Do vậy, sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại trong 02 tháng đầu năm 2024 đã tạo ra bước khởi đầu tích cực.
  • Đẩy mạnh xuất khẩu hạt điều chế biến sâu nhờ tận dụng lợi thế từ các FTA
    Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hạt điều của Việt Nam đạt 3,6 tỷ USD, tăng 18,1% so với năm 2022; tính riêng trong tháng 01/2024, kim ngạch xuất khẩu hạt điều đạt 351,2 triệu USD, tăng rất mạnh 126% so với cùng kỳ năm 2023.
  • Triển vọng phát triển ngành giày dép trong các tháng đầu năm 2024
    Sau dịp Tết Nguyên đán, các doanh nghiệp xuất khẩu giày dép trong cả nước liên tục đón các đơn hàng quay trở lại. Đây được coi là tín hiệu rất tốt với các doanh nghiệp nội địa khi tạo được niềm tin với khách hàng trong và ngoài nước. Sản xuất các sản phẩm giày dép có chất lượng từ trung bình trở lên và có độ khó cao được xem là lợi thế giúp doanh nghiệp Việt có thêm nhiều đơn hàng mới.
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: duy.doanh@yahoo.com.vn
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 153/GP-TTĐT ngày 5 tháng 7 năm 2024 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 4.058.458