VITIC
Xuất nhập khẩu

Nhiều cơ hội cho rau quả Việt Nam thâm nhập sâu vào các thị trường lớn

29/08/2024 14:58

Nhiều doanh nghiệp nội địa đã sẵn sàng cho hoạt động xuất khẩu trái cây sang các thị trường lớn trong năm 2024. Trái cây nhiệt đới Việt Nam đã hiện diện tại nhiều thị trường quan trọng như Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, châu Âu ... và ngày càng được ưa chuộng, đánh giá cao về chất lượng.

Sau khi sầu riêng đông lạnh được "mở cửa" vào thị trường Trung Quốc, Công ty cổ phần Vinamit đã lên kế hoạch xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang thị trường này ngay trong năm 2024, tập trung vào kênh siêu thị hiện đại. Trong khi đó, Công ty cổ phần Thực phẩm GC (GC Food) cũng đang tận dụng cơ hội này để mở rộng xuất khẩu các sản phẩm chế biến như thạch dừa và nha đam sang Trung Quốc.


Ảnh minh họa - Nguồn: Internet

Trong tương lai, Trung Quốc sẽ tăng cường nhập khẩu sầu riêng đông lạnh tách múi để dùng chế biến vì giảm được nhiều chi phí vận chuyển do loại bỏ vỏ từ đầu nguồn. Phía doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sản phẩm đông lạnh cũng đỡ áp lực trong tuân thủ quy định về kiểm dịch thực vật (các sinh vật có nguy cơ gây hại đi kèm quả tươi) và có thể bán vào sâu trong nội địa Trung Quốc nhờ thời gian bảo quản dài.

Không chỉ dừa tươi, sầu riêng đông lạnh được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc, chanh leo của Việt Nam sắp được xuất sang Hoa Kỳ đem lại kỳ vọng mới cho ngành rau quả. Việt Nam và Hoa Kỳ đã đạt được đồng thuận cho phép xuất khẩu chanh leo Việt Nam; sau đó, hai bên sẽ thực hiện các thủ tục lấy ý kiến cơ quan chức năng trong 60 ngày trước khi công bố chính thức.

Trước đó, ngày 30/7/2024, sau 3 tháng lấy ý kiến rộng rãi của các bên liên quan, Cục Kiểm dịch Động thực vật Hàn Quốc (APQA) đã chính thức công bố trên website của APQA quy định nhập khẩu đối với quả bưởi tươi từ Việt Nam sang Hàn Quốc. Như vậy, bưởi là quả tươi thứ 3 của Việt Nam được phép nhập khẩu vào thị trường Hàn Quốc, cùng với các loại quả thanh long và xoài. Việc ký Nghị định thư với Hàn Quốc vào cuối tháng 7 vừa qua đã mở ra cơ hội lớn cho quả bưởi tươi của Việt Nam. Hiện tại doanh nghiệp cũng đã chuẩn bị các thủ tục cần thiết để sẵn sàng đưa hàng vào thị trường Hàn Quốc. Do đây là thị trường cao cấp và khó tính nên cần chuẩn bị thật kỹ, chất lượng tốt để sẵn sàng đáp ứng tốt nhất yêu cầu thị trường.

Tại thị trường Trung Quốc, Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang xúc tiến mở rộng thêm các sản phẩm được xuất khẩu sang thị trường này. Dự kiến, Lễ hội trái cây Việt Nam tại Trung Quốc sẽ được tổ chức nhân dịp kỳ họp Ủy ban Liên Chính phủ Việt Nam-Trung Quốc diễn ra ở Bắc Kinh vào ngày 29-30/9. Còn tại thị trường Hoa Kỳ, cùng với chanh leo, Việt Nam cũng đề nghị phía Hoa Kỳ khởi động quy trình xem xét đối với một số loại trái cây mới của Việt Nam như: chanh không hạt, ổi, mít; thống nhất danh sách dịch hại và các bước tiếp theo trong quy trình xem xét đối với quả quýt, mận, chanh vàng, lựu và một số sản phẩm khác để làm giống cây trồng của phía Hoa Kỳ.
 
Bên cạnh công tác mở cửa thị trường, để nông sản nói chung và trái cây nói riêng tận dụng hết tiềm năng, lợi thế tại các thị trường này, đòi hỏi chuẩn hóa vùng nguyên liệu về cả chất lượng, ổn định về số lượng. Về phía các hiệp hội ngành hàng nông sản nên tổ chức giới thiệu sản phẩm của ngành mình cho người tiêu dùng tại các nước mà hàng Việt Nam xuất khẩu tới, nhằm tạo dựng niềm tin của người tiêu dùng đối với các sản phẩm nông sản mang thương hiệu Việt Nam. Có thương hiệu, hàng nông sản của nước ta mới có thể tham gia bền vững vào chuỗi giá trị toàn cầu.


Thùy Ngân (VITIC) tổng hợp

Tin cũ hơn
  • Các doanh nghiệp ngành da giày cần tối ưu hóa lợi ích từ các FTA
    Thời gian qua, ngành da giày đã tận dụng khá tốt các Hiệp định thương mại tự do (nhất là các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như CPTPP và EVFTA) để đẩy mạnh xuất khẩu. Tuy nhiên trước những yêu cầu ngày càng khắt khe của các thị trường lớn, doanh nghiệp ngành da giày cần có những bước chuyển đổi phù hợp để tối ưu hóa được lợi ích từ các FTA mang lại.
  • Các biện pháp tạo thuận lợi cho xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu tỉnh  Lạng Sơn
    Để thúc đẩy xuất nhập khẩu hàng hoá, nâng cao hiệu suất thông quan qua các cửa khẩu tỉnh Lạng Sơn, trong thời gian qua, UBND tỉnh Lạng Sơn đã chỉ đạo Ban quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn và các sở ngành liên quan triển khai đồng bộ các giải pháp.
  • Nhiều cơ hội tăng trưởng xuất khẩu cá tra Việt Nam tại thị trường Mexico
    Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), cá tra nằm trong nhóm hàng thủy sản được hưởng ưu đãi của Hiệp định Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
  • Thêm nhiều cơ hội xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc
    Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc vừa chính thức ký kết Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm đối với sầu riêng đông lạnh xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc; Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với dừa tươi xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc và Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch và sức khỏe đối với cá sấu nuôi xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc.
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: duy.doanh@yahoo.com.vn
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 153/GP-TTĐT ngày 5 tháng 7 năm 2024 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 3.746.073