Nhật Bản sửa đổi một phần Quy định về ghi nhãn chất lượng hàng dệt may
Nhật Bản - quốc gia nhập khẩu hàng may mặc đứng thứ 3 thế giới chỉ sau Liên minh châu Âu và Mỹ. Thị trường may mặc lớn của Nhật Bản tạo ra cơ hội tiếp cận thị trường đáng kể cho các quốc gia sản xuất hàng may mặc trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam.
Theo thống kê của Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC), năm 2023, kim ngạch nhập khẩu hàng may mặc của Nhật Bản đạt 23,7 tỷ USD, giảm 5,8% so với năm 2022 do kinh tế nước này đối mặt với nhiều khó khăn với lạm phát và lãi suất cao. Kinh tế Nhật Bản năm 2024 vẫn chưa có nhiều dấu hiệu cải thiện khiến nhu cầu nhập khẩu hàng may mặc của nước này tiếp tục giảm, đạt 17,06 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm 2024, giảm 5,1% so với cùng kỳ năm 2023.
Trong 9 tháng năm 2024, kim ngạch nhập khẩu hàng may mặc từ thị trường Trung Quốc, Bangladesh, Myanma, Indonesia…, trong khi tăng nhập khẩu từ Việt Nam, Campuchia, Italia…
Trung Quốc tiếp tục là thị trường cung cấp hàng may mặc lớn nhất cho Nhật Bản trong 9 tháng đầu năm 2024, đạt 8,36 tỷ USD, giảm 9,9% so với cùng kỳ năm 2023, chiếm 49% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của thị trường này.
Việt Nam là thị trường cung cấp hàng may mặc lớn thứ 2 cho Nhật Bản trong 9 tháng đầu năm 2024, đạt 3,1 tỷ USD, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm 2023. Tỷ trọng nhập khẩu hàng may mặc của Nhật Bản từ thị trường Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2024 ở mcs 18,2%. Như vậy có thể thấy, mặc dù là thị trường cung cấp hàng may mặc lớn thứ 2 cho Nhật Bản, nhưng thị phần hàng may mặc của Việt Nam trong tổng nhập khẩu vẫn thấp hơn rất nhiều so với Trung Quốc.
Trong đó, đáng chú ý là Nhật Bản đang có xu hướng tăng mạnh nhập khẩu hàng may mặc từ thị trường Campuchia, đạt 949,98 triệu USD, tăng 9,4% so với cùng kỳ năm 2023.
- Xem chi tiết tại đây;
Trần Thuý Hà thực hiện
-
Theo tính toán từ số liệu thống kê của ITC, giai đoạn 2019 – 2023, xuất khẩu thiết bị điện tử và pin của Việt Nam sang Hoa Kỳ có xu hướng tăng trưởng khả quan.
-
Quy định sửa đổi có hiệu lực vào ngày được công bố trên Công báo Canada là ngày 20 tháng 11 năm 2024. Thời gian chuyển tiếp là hai năm sau ngày Quy định có hiệu lực để ngành công nghiệp tiêu thụ hết hàng tồn kho hiện có đã tuân thủ các yêu cầu áp dụng của Quy định trước đây hoặc Quy định về Đồ chơi trước đây trước khi Quy định có hiệu lực.
-
Dự thảo này đưa ra các yêu cầu kỹ thuật, phương pháp thử nghiệm và hướng dẫn ghi nhãn cho quần áo bảo hộ dạng hạt. Nó cũng chỉ rõ thông tin mà nhà sản xuất cần cung cấp. Dự thảo này áp dụng cho các loại quần áo bảo hộ giúp giảm thiểu tác hại từ các hạt có hại đối với người mặc, bao gồm cả những hạt vốn có hại và những hạt có khả năng hấp thụ các chất độc hại khác.
-
Argentina gần đây đã ban hành hai quy định nới lỏng ngay lập tức các yêu cầu nhập khẩu đối với hàng dệt may, quần áo và giày dép. Cụ thể, các quy định mới quy định rằng các sản phẩm này phải tuân thủ các yêu cầu ghi nhãn bắt buộc có liên quan khi chúng được thương mại hóa trên thị trường trong nước chứ không phải tại thời điểm nhập khẩu chính thức