Nhật Bản công bố dự thảo đề xuất mức dư lượng tối đa đối với thuốc trừ sâu trên thực phẩm và phục gia thực phẩm
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 11 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 188,7 triệu USD, tăng 14,9% so với cùng kỳ năm 2023; xuất khẩu cà phê đạt 84,1 nghìn tấn, trị giá 362,3 triệu USD, giảm 10,8% về lượng, nhưng tăng 33,3% về trị giá; xuất khẩu hạt tiêu đạt 4,2 nghìn tấn, trị giá 19,1 triệu USD, tăng 5,8% về lượng và tăng 47,2% về trị giá.
Theo số liệu thống kê của ITC, nhiều mặt hàng nông sản, thực phẩm của Việt Nam chiếm tỷ lệ cao trong tổng nhập khẩu của Nhật Bản như cà phê, hạt tiêu, đu đủ, khoai lang đông lạnh, sầu riêng, khoai mỡ, hẹ… Nhưng cũng còn nhiều mặt hàng Việt Nam vẫn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nhập khẩu của Nhật Bản như chuối tươi hoặc khô mã HS 080390100, các loại rau, xoài…
Nhật Bản và Việt Nam có sự gần gũi về mặt địa lý, có nét tương đồng về văn hóa, tập quán tiêu dùng. Đồng thời, lượng người Việt Nam lớn sống tại Nhật Bản cũng là nhóm người tiêu dùng nhiều tiềm năng đối với hàng nông sản, thực phẩm của Việt Nam và tạo cho ngành hàng rau quả, thực phẩm Việt Nam lợi thế cạnh tranh nhất định tại thị trường này. Tuy nhiên, cho đến nay xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam sang Nhật Bản vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của Việt Nam. Một trong những nguyên nhân do Nhật Bản nổi tiếng là thị trường với nhiều quy định về an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS)…) nghiêm ngặt nhất trên thế giới. Một loại hàng hóa để nhập khẩu và tiêu thụ tại thị trường Nhật Bản có thể phải tuân thủ cùng lúc nhiều quy định pháp luật khác nhau. Trong khi đó, một số sản phẩm của Việt Nam có chất lượng còn chưa ổn định, khó đáp ứng các quy định này.
Chính phủ Nhật Bản đã ban hành một hệ thống quản lí danh mục thuốc trừ sâu, nhằm hạn chế việc bán hàng thực phẩm chứa dư lượng thuốc trừ sâu vượt mức cho phép.
Mới đây, ngày 08/11/2024, Nhật Bản tiếp tục gửi các thông báo lên WTO về việc sửa đổi các thông số kỹ thuật và tiêu chuẩn cho thực phẩm, phụ gia thực phẩm đối với một số loại thuốc trừ sâu. Cụ thể:
- Xem chi tiết tại đây;
Hoàng Chính Tâm (VITIC) thực hiện
-
Ngày 13/12/2024, Cơ quan Y tế và Phúc lợi Đài Loan đã thông báo lên WTO về dự thảo sửa đổi "Tiêu chuẩn cho phép dư lượng thuốc trừ sâu". Các sửa đổi bao gồm việc bổ sung và sửa đổi mức dư lượng cho phép đối với 32 loại thuốc trừ sâu trong 100 loại cây trồng và loại bỏ 2 loại thuốc trừ sâu. Mức dư lượng sửa đổi trong dự thảo bao gồm mức dư lượng nhập khẩu đối với 7 loại thuốc trừ sâu và 20 loại cây trồng
-
Italy là thị trường cung cấp hàng may mặc lớn nhất cho Trung Quốc trong 10 tháng năm 2024, chiếm 26% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của thị trường, đạt 1,09 tỷ USD, tăng 2,2% so với cùng kỳ năm 2023.
-
Việt Nam được đánh giá là quốc gia có nhiều lợi thế khi xuất khẩu hàng hoá vào thị trường Indonesia do cùng nằm trong khu vực Đông Nam Á, văn hoá gần gũi, nên hàng hoá Việt Nam dễ được chấp nhận hơn tại thị trường này; Khoảng cách địa lý gần giúp giảm chi phí vận chuyển, tăng sức cạnh tranh cho hàng hoá của Việt Nam
-
Ngày 11/11/2024, Hàn Quốc đã gửi Thông báo số G/SPS/N/KOR/212 lên WTO về việc sửa đổi danh sách đối tượng kiểm dịch. Theo đó, Cơ quan kiểm dịch động thực vật (APQA) và Bộ Nông nghiệp, Lương thực và Nông thôn Hà Quốc (MAFRA) đã sửa đổi danh sách đối tượng kiểm dịch dựa trên kết quả phân tích rủi ro dịch hại (PRA) phù hợp với quy định tại Điều 4, Điều 6 của Pháp lệnh Bộ trưởng về Luật Bảo vệ thực vật.