Nhập khẩu trang thiết bị y tế về Việt Nam tăng 14,7% so với kỳ trước
Kỳ này, kim ngạch nhập khẩu trang thiết bị (TTB) y tế về Việt Nam đạt 22,31 triệu USD, tăng 14,7% so với kỳ trước. Nhật Bản là thị trường có kim ngạch cung cấp lớn nhất, đạt 3,84 triệu USD (chiếm 17,22% tỷ trọng); Tiếp đến là thị trường Trung Quốc đạt 3,33 triệu USD; Hoa Kỳ đạt 2,94 triệu USD; Malaysia đạt 2,6 triệu USD…
Trong khoảng 240 doanh nghiệp tham gia nhập khẩu TTB y tế thì chỉ có 2 đơn vị có kim ngạch nhập khẩu trên 1 triệu USD, đó là công ty TNHH B.Braun Việt Nam và công ty TNHH Kỹ thuật và Thương mại Metran.
Theo dõi diễn biến giá máy y tế cho thấy, giá máy y tế nhập khẩu biến động so với thời điểm so sánh như: Máy X- Quang đo độ loãng xương Model Prodigy và phụ kiện có giá giảm 28,32%; Máy theo dõi bệnh nhân Model PVM-2701 kèm phụ kiện có giá tăng 14,77%; Máy phá rung tim Model TEC-5631 kèm phụ kiện có giá tăng 10,18%; Máy gây mê kèm thở Model Carestation 620 A1 và phụ kiện có giá giảm 7,95%…
Chi tiết bản tin Quý độc giả xem tại đây;
Mọi thông tin Quý độc giả vui lòng liên hệ;
Phòng Thông tin Công nghiệp
Địa chỉ: Phòng 602 Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655 đường Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 024 3715 0530 Fax: 024 3715 0489
Người liên hệ: Mrs: Trà Ly - 0982 442 561 (tralybta@gmail.com)
Để xem thông tin đầy đủ Quý độc giả tải mẫu phiếu đăng ký sử dụng bản tin tại đây;
Phòng TTCN
-
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Nhóm 20 nền kinh tế phát triển và đang nổi hàng đầu thế giới (G20) đã cam kết chi hơn 7.000 tỷ USD để đối phó với đại dịch Covid-19
-
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 58/NQ-CP Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20/8/2019 của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030.
-
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho biết, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong tháng 3/2020
-
Theo dự báo của Tập đoàn Nedspice, mặc dù sản lượng hạt tiêu toàn cầu ước tính sẽ giảm khoảng 12% trong năm 2020, nhưng lượng tồn kho được dự kiến vẫn cao hơn tổng nhu cầu trên thị trường.