VITIC
THỊ TRƯỜNG - NGÀNH HÀNG

Nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may, da giày từ Trung Quốc chiếm trên 50%

12/12/2022 11:07

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tháng 11/2022, nhập khẩu nguyên phụ liệu (NPL) dệt may, da giày của Việt Nam đạt 498,22 triệu USD, tăng 1,96% so với tháng 10/2022 nhưng giảm 9,62% so với tháng 11/2021. Lũy kế 11 tháng năm 2022, tổng kim ngạch nhập khẩu NPL dệt may, da giày của cả nước đạt 6,22 tỷ USD, tăng 8,36% so với cùng kỳ năm 2021.


Ảnh minh hoạ

Trong tháng 11/2022, nhập khẩu NPL dệt may, da giày của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc đạt kim ngạch lớn nhất (248,05 triệu USD), tăng 7,70% so với tháng trước nhưng giảm 8,05% so với cùng kỳ năm 2021. Thị trường Hàn Quốc đứng thứ hai, đạt 52,98 triệu USD, tăng 15,51% so với tháng trước nhưng giảm 12,06% so với cùng kỳ; tiếp đến là thị trường Hoa Kỳ đạt 37,75 triệu USD, tăng 15,76% so với tháng trước và 4,42% so với cùng kỳ năm 2021…

Tính chung 11 tháng năm 2022, các thị trường chính nhập khẩu nhóm hàng này vào Việt Nam có: Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan (TQ), Khối ASEAN và Hoa Kỳ…Tổng kim ngạch nhập khẩu từ 5 thị trường lớn này chiếm đến 79,16% tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước.

Ước tính trong tháng 12/2022, nhập khẩu NPL dệt may, da giày vào Việt Nam chậm lại, cả năm 2022 đạt từ 6,7- 6,75 tỷ USD.

Nhập khẩu NPL dệt may, da giày của Việt Nam từ một số thị trường

Thị trường

Tháng 11/2022  (Triệu USD)

So với T10/2022 (%)

So với T11/2021 (%)

11T/2022  (Triệu USD)

So với 11T/2021 (%)

Tỷ trọng 11T/2022 (%)

Trung Quốc

248,05

7,70

-8,05

3.143,17

9,81

50,54

Hàn Quốc

52,98

15,51

-12,06

562,95

3,66

9,05

Hoa Kỳ

35,75

15,76

4,42

398,06

8,90

6,40

Đài Loan (Trung Quốc)

30,46

-7,30

-11,38

419,82

11,58

6,75

ASEAN

28,02

-20,42

-16,40

398,77

24,56

6,41

Thái Lan

20,25

-18,78

-19,69

305,36

24,70

4,91

Indonesia

5,23

-24,00

-6,54

63,90

25,21

1,03

Malaysia

2,54

-15,08

-5,37

25,17

8,98

0,40

Singapore

0,00

-100,00

-100,00

4,33

290,40

0,07

Nhật Bản

21,89

-21,48

0,20

249,55

3,76

4,01

EU

16,68

21,15

-15,75

237,22

-23,10

3,81

Italy

13,18

29,33

-14,61

188,27

-25,07

3,03

Đức

1,98

-22,89

-27,82

30,82

28,18

0,50

Tây Ban Nha

0,57

55,56

13,42

5,28

-25,61

0,08

Pháp

0,55

96,03

-20,73

5,89

-27,73

0,09

Hà Lan

0,21

342,87

-27,48

2,07

0,12

0,03

Áo

0,14

19,07

351,34

1,90

-12,43

0,03

Ba Lan

0,05

-73,72

-47,36

2,83

10,56

0,05

Hồng Kông (Trung Quốc)

7,77

5,11

-45,32

112,45

-19,30

1,81

Ấn Độ

6,92

37,61

9,97

75,74

14,33

1,22

Brazil

6,15

-5,58

-42,15

81,32

-12,38

1,31

Achentina

3,48

13,23

292,92

33,71

120,92

0,54

Anh

3,04

-3,39

122,31

33,86

20,64

0,54

Pakistan

2,64

4,65

-8,98

29,52

27,50

0,47

Australia

2,29

87,24

207,74

18,96

2,06

0,30

New Zealand

2,05

-23,43

80,53

10,60

101,11

0,17

Bangladesh

0,97

17,72

128,71

7,34

3,75

0,12

Canada

0,10

-41,02

-40,86

1,83

-12,01

0,03

Tổng kim ngạch

498,22

1,96

-9,62

6.218,70

8,36

100,00

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan

Hiện nay, theo quy tắc xuất xứ quy định trong các FTA, tỷ lệ nội địa hoá của ngành da giày đã cải thiện đáng kể, hiện đạt mức 55%, riêng đối với mặt hàng giày thể thao đã đạt 70-80%, nhưng vẫn gặp khó về đầu tư, sản xuất nguyên phụ liệu, như mặt hàng da thuộc hàng năm phải nhập hàng tỷ USD do mặt hàng này bị các quy định ngặt nghèo liên quan đến môi trường. Đây cũng chính là hạn chế để ngành da giày tăng tỷ lệ nội địa hoá trong thời gian tới.

Được biết, các mặt hàng da giày xuất khẩu của Việt Nam có mức giá khoảng 16 USD/đôi, được đánh giá trung bình về chất lượng cũng như giá cả trên thị trường thế giới. Các chuyên gia trong ngành cho biết, muốn tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm trong thời gian tới, ngành da giày xác định cần phải nâng cao năng lực sản xuất, nâng chất lượng để các mặt hàng xuất khẩu đạt giá trị cao hơn. Muốn sản xuất và xuất khẩu được những mặt hàng có giá trị cao hơn, ngành da giày cần nguồn nhập khẩu nguyên liệu có giá trị cao.

Ở khía cạnh này, ngành da giày Việt Nam dù đã đẩy mạnh được xuất khẩu sang thị trường các nước có Hiệp định thương mại tự do với Việt Nam nhưng chưa tận dụng tốt cơ hội nhập khẩu. Đặc biệt với EU, thị trường này có nguồn nguyên phụ liệu tốt, giá trị cao phù hợp để có thể sản xuất sản phẩm ở phân khúc cao hơn. Việt Nam cũng chưa tận dụng tốt cơ hội để có thể nhập khẩu công nghệ, thiết bị mới trong bối cảnh hướng đến sản xuất bền vững, sử dụng công nghệ xanh và sạch.

Có thể nói, nguyên liệu da giày chính là một trong những yếu tố then chốt để nâng cao giá trị xuất khẩu của mặt hàng da giày. Vì vậy, các chuyên gia trong ngành mong muốn: Chiến lược phát triển ngành dệt may, da giày sẽ sớm được phê duyệt, qua đó có hướng dẫn cụ thể cho các doanh nghiệp trong ngành xây dựng kế hoạch phát triển sản xuất, kinh doanh phù hợp trong giai đoạn tới đây. Các doanh nghiệp trong nước cần tập trung phát triển dòng nguyên phụ liệu hướng tới phát triển bền vững, sản xuất xanh, sạch để bắt kịp với xu hướng của thế giới, vừa đảm bảo ổn định cho ngành sản xuất, vừa gia tăng cơ hội tiếp cận chuỗi cung ứng một cách bền vững. Ngoài ra, để tránh đứt gẫy nguồn cung nguyên liệu như đã xảy ra, doanh nghiệp sản xuất không nên tập trung nhập khẩu vào một số thị trường mà cần đa dạng hoá.


 

Nguồn: Phòng TTCN

Tin cũ hơn
  • Sản xuất ngành dệt may tăng nhẹ
    Trong tháng 11/2022, sản xuất của ngành dệt may Việt Nam diễn biến trái chiều. Sản xuất của lĩnh vực dệt tiếp tục chậm lại, trong khi sản xuất trang phục đã cải thiện so với tháng 10/2022. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm 2021, sản xuất của ngành dệt may vẫn tăng nhẹ.
  • Tận dụng cơ hội thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa Việt Nam trong bối cảnh mới
    Doanh nghiệp nắm bắt thông tin dự báo, nhận diện khó khăn, thách thức, tận dụng cơ hội để xuất khẩu hàng hóa tăng trưởng ổn định và bền vững trong bối cảnh mới.
  • Để doanh nghiệp tận dụng các FTA thuận lợi hơn
    Ngay sau khi các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới được ký kết và có hiệu lực, thành phố Hà Nội đã xây dựng, triển khai thực thi các FTA. Tuy nhiên, dư địa để tận dụng hiệu quả cơ hội từ các FTA, đặc biệt các FTA thế hệ mới vẫn còn rất lớn, đòi hỏi cần có những giải pháp mạnh mẽ hơn nữa…
  • Thị trường Trung Quốc không còn dễ tính, doanh nghiệp phải thay đổi
    Tháng 4/2021, Tổng cục Hải quan Trung Quốc ban hành Lệnh 248 về "Quy định Quản lý đăng ký doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nước ngoài nhập khẩu" và Lệnh 249 về "Biện pháp quản lý an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu"
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: duy.doanh@yahoo.com.vn
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 153/GP-TTĐT ngày 5 tháng 7 năm 2024 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 4.583.172