VITIC
THỊ TRƯỜNG - NGÀNH HÀNG

Nhập khẩu đậu tương về Việt Nam tăng mạnh

06/05/2020 09:28

TỔNG QUAN CHUYÊN NGÀNH
 
TRONG NƯỚC:
Theo số liệu thống kê, kim ngạch nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu (TACN&NL) về Việt Nam trong tháng 3/2020 đạt 294 triệu USD, tăng 8,19% so với tháng trước đó song giảm 18,54% so với cùng tháng năm ngoái. Tính chung 3 tháng đầu năm 2020, kim ngạch nhập khẩu TACN&NL đạt 806 triệu USD giảm 18,1% so với cùng kỳ năm 2019.
 
Trong tháng 3/2020, lượng nhập khẩu đậu tương về Việt Nam đạt 211,3 nghìn tấn, trị giá 85,8 triệu USD, tăng 63,1% về lượng và tăng 59,9% về trị giá so với tháng trước, tăng 88,2% về lượng và 89,4% về trị giá so với tháng 3/2019. Tính chung quý 1 năm 2020, lượng nhập khẩu đậu tương đạt 430 nghìn tấn, trị giá 176,4 triệu USD, tăng 2,1% về lượng và tăng 5,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019. Lượng nhập khẩu đậu tương về Việt Nam trong những tháng tới đạt từ 200- 250 nghìn tấn/tháng, với giá ở mức từ 400- 410 USD/tấn.
 
Trong tháng 2 năm 2020, lượng nhập khẩu bột thịt xương về Việt Nam đạt 52 nghìn tấn, trị giá 15,1 triệu USD, tăng 4,5% về lượng và tăng 3,2% về trị giá so với tháng trước nhưng giảm 9,9% về lượng và giảm 25,2% về trị giá so với tháng 2/2019. Tính chung 2 tháng đầu năm 2020, lượng nhập khẩu bột thịt xương đạt 102 nghìn tấn, trị giá 29,8 triệu USD, giảm 21,9% về lượng và giảm 34,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019. Lượng nhập khẩu bột thịt xương trong những tháng tới dự kiến đạt từ 50-60 nghìn tấn/tháng, với giá trung bình từ 290- 300 USD/tấn.
 
Trong quý 1 năm 2020, nhập khẩu phân bón về Việt Nam đạt 985,9 nghìn tấn với trị giá 245,7 triệu USD, tăng 0,6% về lượng nhưng giảm 12,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019. Trong tháng 3/2020, nhập khẩu phân bón đạt 399,6 nghìn tấn với trị giá 103,4 triệu USD, tăng 27% về lượng và tăng 35,5% về trị giá so với tháng 2/2020, tăng 40,7% về lượng và tăng 38,3% về trị giá so với tháng 3/2019. Nhìn chung, nhập khẩu phân bón của Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2020 không bị ảnh hưởng nhiều do dịch Covid-19, lượng phân bón vẫn về đều ở các cảng biển.
 
THẾ GIỚI:
Giá xuất khẩu đậu tương của Mỹ thời điểm giữa tháng 4/2020 giảm so với giữa tháng 3/2020 do tồn kho đậu tương tăng và ảnh hưởng của dịch Covid-19 lan rộng toàn cầu làm giảm lượng nhập khẩu đậu tương từ thị trường Trung Quốc nói riêng và nhu cầu nhập khẩu các loại hàng hóa, nguyên liệu cơ bản, đặc biệt giá dầu thô giảm xuống quanh mốc 20 USD/thùng.
 
Trong tháng 4/2020, USDA đã đưa ra dự báo mới nhất về cung cầu đậu tương toàn cầu trong niên vụ 2019/2020, dự kiến đạt 338,1 triệu tấn, giảm so với 341,8 triệu tấn so với dự báo trước và giảm so với 358,6 triệu tấn của niên vụ 2018/2019. Lượng đậu tương tồn kho cuối kỳ toàn cầu niên vụ 2019/2020 dự kiến đạt 100,5 triệu tấn, giảm 1,9 triệu tấn so với dự báo trước và giảm 10,3 triệu tấn so với niên vụ 2018/2019. Lượng xuất khẩu đậu tương của Braxin niên vụ 2019/2020 dự kiến đạt 78,5 triệu tấn, tăng 1,5 triệu tấn so với dự báo trước và tăng 3,9 triệu tấn so với niên vụ trước. Braxin là nước xuất khẩu đậu tương lớn nhất thế giới.
 
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), sản lượng ngũ cốc toàn cầu niên vụ 2019/2020 (gồm ngô, lúa mỳ và gạo) dự kiến đạt 2,362 tỷ tấn, tăng so với 2,355 tỷ tấn của niên vụ trước. Tiêu thụ nhóm ngũ cốc này trong niên vụ 2019/2020 dự kiến đạt 2,37 tỷ tấn, tăng so với 2,346 tỷ tấn của niên vụ trước. Trong đó, sản lượng lúa mỳ niên vụ 2019/2020 dự kiến đạt 764,5 triệu tấn, tăng 33 triệu tấn so với niên vụ trước. Lượng tiêu thụ dự kiến đạt 747,3 triệu tấn, tăng 13,3 triệu tấn so với niên vụ trước.

Bộ Nông nghiệp Trung Quốc tuần qua đã tăng ước tính nhập khẩu ngô niên vụ 2019/2020 dựa vào triển vọng xuất khẩu ngũ cốc từ Mỹ và tăng theo thỏa thuận thương mại giai đoạn 1. Theo đó, lượng nhập khẩu ngô của Trung Quốc niên vụ 2019/2020 dự kiến đạt 4 triệu tấn, tăng 1 triệu tấn so với dự báo trong tháng trước, sau khi Trung Quốc miễn thuế bổ sung vào danh sách các sản phẩm của Mỹ, bao gồm ngô và lúa miến trong tháng 3/2020.
 
Ấn Độ - nước nhập khẩu dầu cọ lớn nhất thế giới cho biết, các nhà nhập khẩu trong nước sẽ cần cung cấp các thỏa thuận mua hàng trước và nhập khẩu hàng hóa trong vòng 6 tháng kể từ khi nhận được giấy phép, thay vì trước đó là 18 tháng.

 

Để có thông tin chi tiết của bản tin Quý độc giả vui lòng liên hệ;
Phòng Thông tin Xuất nhập khẩu
- Địa chỉ:               Phòng 603 Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655 đường Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.
- Điện thoại:          024 3715 2584/ 371525 85/ 3715 2586            Fax: 024 3715 2574
Người liên hệ:      
- Mrs Huyền;         0912 077 382    ( thuhuyenvitic@gmail.com)
- Mrs Nhuận;         0982 198 206    (hongnhuan82@gmail.com)
- Mrs Kiều Anh;     0912 253 188    (kieuanhvitic@gmail.com)

Để có thông tin đầy đủ Quý độc giả vui lòng tải mẫu phiếu đăng ký sử dụng bản tin tại đây; 

Phòng TTXNK

Tin cũ hơn
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: duy.doanh@yahoo.com.vn
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 153/GP-TTĐT ngày 5 tháng 7 năm 2024 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 4.059.207