VITIC
Xuất nhập khẩu

Nguy cơ gạo Việt Nam bị ảnh hưởng khi xuất khẩu sang Indonesia

12/07/2024 16:27

Thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Indonesia, tình hình xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường Indonesia có khả năng sẽ bất lợi trước việc Cơ quan Hậu cần quốc gia (cơ quan được phân giao thu mua gạo thầu quốc tế của Chính phủ) và Cơ quan Lương thực quốc gia Indonesia bị một tổ chức dân sự People's Democracy Study (SDR) khiếu kiện lên Ủy ban Chống tham nhũng quốc gia - KPU.
 
Diễn biến này diễn ra trong bối cảnh xuất khẩu gạo sang thị trường Indonesia tiếp tục sẽ có thuận lợi khi nhu cầu nhập khẩu gạo vừa được Cơ quan Lương thực quốc gia Indonesia cập nhật dự báo tăng thêm lên 5,18 triệu tấn trong cả năm 2024 thay vì số lượng 3,6 triệu tấn.


Xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường Indonesia có thể gặp bất lợi trong thời gian tới. Ảnh: Lộc Trời - Nguồn: Báo Nông nghiệp

Tuy nhiên, tình hình xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường Indonesia có khả năng sẽ bất lợi trước việc Cơ quan Hậu cần Quốc gia - Bulog (Cơ quan được phân giao thu mua gạo thầu quốc tế của Chính phủ) và Cơ quan Lương thực Quốc gia Indonesia bị một tổ chức dân sự People's Democracy Study (SDR) khiếu kiện lên Ủy ban chống tham nhũng Quốc gia (KPU).
 
Cụ thể, theo Thương vụ Việt Nam tại Indonesia, ngày 04/7/2024, truyền thông Indonesia đưa tin Giám đốc điều hành của Tổ chức dân sự People's Democracy Study (SDR) là ông Prasetyo Adi ngày 03/7/2024 đã chính thức nộp đơn khiếu nại Chủ tịch Cơ quan Lương thực Quốc gia - Babanas và Chủ tịch Cơ quan Hậu cần Quốc gia Indonesia - Preum Bulog lên Ủy ban chống tham nhũng Quốc gia Indonesia.
 
Có 02 cáo buộc được Tổ chức này đưa ra: (1) Cáo buộc thứ nhất nghi ngờ liên quan tới tham nhũng thông qua việc thổi phồng, cộng giá vào giá  gạo nhập khẩu từ Việt Nam; (2) Cáo buộc liên quan tới việc  gạo nhập khẩu bị tồn ứ ở cảng Tanjung Priok (bị bốc dỡ chậm) khiến phát sinh chi phí phạt bốc dỡ chậm, làm gia tăng giá gạo.
 
Theo tính toán của Tổ chức dân sự này: “tổn thất của Nhà nước từ hành vi tham nhũng này có thể lên tới 02 nghìn tỷ Rupi. Tổn thất này được tính toán dựa trên chênh lệch giá chào bán của một công ty Việt Nam, mức giá chênh tới 82 USD/tấn. Nếu tỷ giá chỉ tính là 15.000 rupi/USD, mức chênh lệch là 180,4 triệu USD. Với số lượng  gạo chúng ta nhập khẩu là 2,2 triệu tấn trong 5/2024, thì con số chênh lệch là 02 nghìn tỷ Rupi”. Giá chênh lệch mà tổ chức này đưa ra là tham chiếu giá chào của một công ty Việt Nam là Tập đoàn Tân Long, một trong những công ty được cho là đã tham gia vào quá trình cung ứng  gạo nhập khẩu cho Indonesia.
 
Trước cáo buộc của Tổ chức dân sự People's Democracy Study (SDR), Cơ quan Hậu cần Quốc gia Indonesia đã bác bỏ cáo buộc và nêu rõ: “Tập đoàn Tân Long của Việt Nam, tin cho biết là đã chào giá  gạo, nhưng thực sự đã không có bất cứ bản chào giá thầu chính thức nào kể từ khi mở thầu năm 2024 đến nay của Bulog. Tập đoàn này không có hợp đồng nhập khẩu gạo nào với chúng tôi trong năm nay”; “Bulog là nạn nhân của báo cáo không có cơ sở này, nhằm tạo dư luận xấu”. Cũng theo Bulog, Tập đoàn Tân Long đã đăng ký là một trong những đối tác của Bulog nhưng chưa từng chào giá  gạo cho Bulog trong năm 2024.
 
Ông Mokhamad Suyamto - Giám đốc Chuỗi cung ứng và Dịch vụ công của Perum Bulog cho biết, cáo buộc tăng giá bắt đầu xuất hiện khi một công ty Việt Nam là Tập đoàn Tân Long chào bán 100.000 tấn  gạo với giá 538 USD/tấn nhân chuyến thăm nhà máy xay xát của Tập đoàn này trong dịp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Indonesia sang Việt Nam trong tháng 5/2024.
 
Theo Thương vụ Việt Nam tại Indonesia, việc Cơ quan Lương thực quốc gia và Cơ quan hậu cần quốc gia Indonesia bị khiếu kiện lên Ủy ban tham nhũng quốc gia nước này liên quan tới cáo buộc tham nhũng từ việc mua  gạo từ Việt Nam (cho dù đang trong quá trình điều tra) có khả năng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc thu mua lúa gạo của Indonesia từ Việt Nam từ nay đến hết năm 2024 hoặc cho tới khi vụ việc được điều tra làm rõ.
 
"Việc ngưng tiếp tục thầu mua gạo từ Việt Nam là hoàn toàn có thể xảy để Ủy ban chống tham nhũng Indonesia làm rõ vụ việc; hoặc Cơ quan Hậu cần quốc gia Indonesia tạm thời có thể sẽ tránh mua gạo từ Việt Nam để tránh bị nghi ngờ gian lận", Thương vụ Việt Nam tại Indonesia nêu. Hiện nay vụ việc khiếu kiện đang trong quá trình điều tra xác minh làm rõ.
 
Từ vụ việc đáng tiếc này, Thương vụ Việt Nam tại Indonesia khuyến nghị, các doanh nghiệp xuất khẩu  gạo Việt Nam cần thận trọng trong bất cứ giao dịch, phát ngôn nào, không để ảnh hưởng đến toàn bộ các doanh nghiệp xuất khẩu  gạo của Việt Nam nói chung. Cần có sự cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp xuất khẩu, đoàn kết, cùng bảo vệ hình ảnh hạt gạo, ngành lúa gạo nước nhà.
 
Sự cạnh tranh không lành mạnh của chính các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam (nếu có) sẽ tạo thuận lợi cho các phe nhóm lợi ích tại Indonesia tận dụng, khai thác và cuối cùng sẽ ảnh hưởng chính tới các doanh nghiệp xuất khẩu  gạo của Việt Nam.


 

Thùy Ngân (VITIC) tổng hợp

Tin cũ hơn
  • Tiềm năng từ hoạt động xuất khẩu gỗ của tỉnh Thừa Thiên Huế
    Tỉnh Thừa Thiên Huế hiện có hơn 99.000 ha rừng trồng, với sản lượng khai thác hàng năm đạt hơn 600.00m3. Trong đó, có khoảng 12.000 ha rừng trồng gỗ lớn có chứng chỉ quản lý rừng bền vững… Do vậy, đây là một trong những địa phương có tiềm năng và lợi thế để sản xuất và kinh doanh gỗ và các sản phẩm từ gỗ.
  • Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu
    Hoàn thiện thể chế, tăng cường quản lý nhà nước trong tổ chức hoạt động xuất nhập khẩu nhằm tạo thuận lợi thương mại, chống gian lận thương mại và hướng tới thương mại công bằng là một trong các nhóm giải pháp, nhiệm vụ chủ yếu thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hoá đến năm 2030. Trong đó, tiếp tục đẩy mạnh Cải cách thủ tục hành chính (TTHC) là một nhiệm vụ trọng tâm.
  • Tiềm năng xuất khẩu nghêu sang khối thị trường EU là rất lớn
    Việt Nam đang có trên 41.500 ha nuôi nhuyễn thể (chủ yếu là nhuyễn thể hai mảnh vỏ) với sản lượng khoảng 265.000 tấn/năm, trong đó nghêu đạt 179.000 tấn/năm. Chuỗi giá trị ngành hàng nhuyễn thể đang tạo công ăn việc làm cho khoảng 200.000 lao động.
  • Xuất khẩu giày dép sang Ấn Độ nỗ lực đáp ứng những quy định mới
    Hiện nay, Ấn Độ là một trong 7 đối tác chiến lược toàn diện của Việt Nam. Kim ngạch thương mại song phương chiếm 80% tổng kim ngạch của Việt Nam so với các nước Nam Á khác. Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 19 trên thế giới và lớn thứ 5 trong khu vực ASEAN của Ấn Độ.
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: duy.doanh@yahoo.com.vn
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 153/GP-TTĐT ngày 5 tháng 7 năm 2024 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 4.061.740