Nguy cơ bị áp biện pháp phòng vệ thương mại tại Indonesia đối với hàng dệt may, giày dép, điện tử
Theo thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Indonesia, trước sức ép to lớn của các doanh nghiệp và người lao động về hàng hoá nhập khẩu giá rẻ từ Trung Quốc, đặc biệt là nhóm hàng dệt may đang tràn ngập thị trường Indonesia, Chính phủ Indonesia đã có những tuyên bố cam kết bảo vệ ngành dệt may nước này. Cụ thể, Indonesia dự tính sẽ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại với các ngành hàng dệt may, giày dép, hàng điện tử. Đây đang là những mặt hàng xuất khẩu chính, rất quan trọng của Việt Nam sang thị trường Indonesia…
Theo đó sẽ có ít nhất có 2 biện pháp được áp dụng, đó là áp thuế chống bán phá giá và thuế tự vệ. Các mức thuế tự vệ có thể từ mức 100-200%. Các biện pháp phòng vệ sẽ nhanh chóng sớm được ban hành.
Ảnh minh họa - Nguồn: Internet
Bộ trưởng Bộ Tài chính Indonesia tuyên bố, Bộ này sẽ ban hành quyết định áp thuế ngay sau khi có thông báo đồng thuận của Bộ Thương mại và Bộ Công nghiệp.
Thông báo của Bộ trưởng Thương mại Indonesia không chỉ rõ đích danh hàng nhập khẩu từ nước nào sẽ bị áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại. Tuy nhiên, các phương tiện truyền thông, hiệp hội ngành hàng có liên quan của Indonesia đều đồng loạt lên tiếng chỉ rõ hàng nhập khẩu từ Trung Quốc đang tràn ngập thị trường là nguyên nhân chủ đạo.
Theo Hiệp hội dệt Indonesia, thị trường nội địa Indonesia hiện không chỉ tràn ngập hàng Trung Quốc mà sản phẩm dệt may từ các nước khác có sự gia tăng trong quý 1/2024 như: Brazil tăng 96,35%; Việt Nam tăng 4,85%; Malaysia tăng 3,79% và Singapore 25,19%. Dự kiến quý 2/2024 còn gia tăng hơn nữa do sản xuất trong nước đang giảm.
Các sản phẩm dệt may nhập lậu bán dưới giá thành hiện đang bán lan tràn trên các sàn thương mại điện tử và các chợ truyền thống bên cạnh các sản phẩm dệt may nhập khẩu hợp pháp. Phòng Thương mại và Công nghiệp Indonesia cũng lên tiếng cần bảo vệ ngành dệt may.
Theo Thương vụ Việt Nam tại Indonesia, các ngành dệt may, giày dép, hàng điện tử dự kiến Indonesia áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại đang là những mặt hàng xuất khẩu chính, rất quan trọng của Việt Nam sang thị trường Indonesia.
Tổng kim ngạch xuất khẩu các nhóm hàng này của Việt Nam là 1,5 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Indonesia trong năm 2023.
Trong đó, dệt may và nguyên liệu là 798,5 triệu USD, chiếm 15,7%; giày dép là 100 triệu USD, chiếm 2%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 233,6 triệu USD chiếm 5%, điện thoại di động 368 triệu USD, chiếm 7,3%.
Các nhóm hàng này của Indonesia có lợi thế cạnh tranh so sánh thấp hơn các sản phẩm cùng loại đến từ các trung tâm sản xuất khác như Trung Quốc, Việt Nam, Maylaysia (hàng điện tử)…
Vì vậy, nước này dự kiến áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại có khả năng không chỉ đối với sản phẩm của Trung Quốc mà còn có khả năng rất cao với các sản phẩm xuất khẩu từ nước khác trong đó có Việt Nam, đặc biệt khi nước này sử dụng biện pháp tự vệ thương mại toàn cầu.
Trước động thái này của Chính phủ Indonesia, Thương vụ Việt Nam tại Indonesia khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội xuất khẩu Việt Nam thuộc các nhóm hàng liên quan cần theo dõi sát sao thị trường, tham vấn các đơn vị hữu quan của Bộ Công Thương, Thương vụ Việt Nam tại Indonesia để có những giải pháp ứng phó trong trường hợp Indonesia áp dụng các biện pháp phòng vệ có liên quan tới hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
Quang Chiến (VITIC) tổng hợp
-
Ngày 09/07/2024, Kỳ họp lần thứ 4 Ủy ban hỗn hợp về Thương mại Việt Nam - Malaysia đã được tổ chức tại Hà Nội, dưới sự đồng chủ trì của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên - Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ trưởng Tengku Zafrul Aziz - Bộ trưởng Bộ Đầu tư, Thương mại và Công nghiệp Malaysia.
-
Sau khi lắng nghe những khó khăn, vướng mắc của Godaco Seafood, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã có chỉ đạo tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
-
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW, ngày 9/5/2024 về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới (Quy định 144). Quy định gồm 6 điều với 21 điểm. Quy định này là sự phát triển
-
Trong những năm gần đây, thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam ngày càng phát triển và trở thành phương thức kinh doanh phổ biến được các doanh nghiệp, người dân biết đến và tin tưởng sử dụng. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của thị trường thương mại điện tử cũng đặt ra nhiều thách thức cho công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.