Nguồn cung lương thực, thực phẩm đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ tại thị trường trong nước
Trong những tháng đầu năm 2020, ngành nông nghiệp chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự bùng phát của dịch bệnh Covid-19 và trước đó là dịch tả lợn châu Phi (DTLCP), kéo theo lo ngại về khả năng cungứng thực phẩm tại thị trường nội địa.
Trong lĩnh vực chăn nuôi, theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gửi Thủ tướng Chính phủ ngày 11/3/2020, hiện cả nước có 98,7% số xã có bệnh DTLCP đã qua 30 ngày; trong đó có 39 tỉnh, thành phố đã hết bệnh DTLCP. Từ đầu năm 2020 đến nay, cả nước chỉ phát sinh thêm 24 ổ dịch bệnh DTLCP làm 20.177 con lợn bị mắc bệnh và tiêu hủy. Dự kiến hết tháng 3/2020, tổng số lợn buộc phải tiêu hủy dưới 4.000 con, giảm 46% so với tháng 2/2020.
Trong khi đó, theo báo cáo của cơ quan quản lý chuyên ngành chăn nuôi và thú y của các tỉnh, thành phố, đến ngày 10/3/2020,
tổng đàn lợn của cả nước đạt gần 24 triệu con, bằng gần 74% so với tổng đàn lợn trước khi có bệnh DTLCP. Có 9 tỉnh, thành phố có tổng đàn lợn bằng hoặc cao hơn trước khi có bệnh DTLCP, bao gồm: Yên Bái, Hòa Bình, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Bình Phước, Tây Ninh và Cà Mau. Tổng đàn lợn của các địa phương này là 3,64 triệu con.
Việc tái đàn đã được triển khai tại nhiều địa phương. Bên cạnh đó, năng lực sản xuất của Việt Nam cũng rất cao; chuồng trại, cơ sở vật chất vẫn còn. Trong quá trình chống dịch đã có các mô hình chăn nuôi an toàn sinh học và đang được nhân rộng trong sản xuất ở các địa phương, trang trại, gia trại… Tuy nhiên, thời gian phục hồi đàn lợn cần khoảng 5 - 7 tháng. Do đó, dự báo đàn lợn sẽ tăng nhanh hơn từ tháng 3 và nguồn cung thịt lợn cho năm 2020 đạt khoảng 4 triệu tấn - trong điều kiện kiểm soát tốt được dịch bệnh, nhất là bệnh DTLCP. Nhiều địa phương như Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hưng Yên... khẳng định việc nuôi tái đàn đã có kết quả, lượng thịt lợn đủ cung ứng cho nhu cầu của các địa phương, thậm chí có thể cung cấp cho cả các địa phương xung quanh.
Chi tiết bản tin Quý độc giả xem tại đây;
Phòng TTXNK
-
Nắng nóng kéo dài ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng cây trồng. Dịch tả lợn châu Phi lây lan trên tất cả các địa phương gây thiệt hại nặng nề cho ngành chăn nuôi và ảnh hưởng tới người tiêu dùng.
-
Trong năm 2019, kim ngạch xuất khẩu nhiều mặt hàng nông nghiệp chủ lực như thủy sản, rau quả, cà phê, gạo ... đều sụt giảm và nhiều khả năng một số mặt hàng không đạt mục tiêu kế hoạch xuất khẩu trong cả năm
-
Trong lĩnh vực xuất khẩu, trong 11 tháng năm 2019, tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm nông, lâm, thủy sản ước đạt 32,59 tỷ USD, tăng 0,4% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 13,5% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước
-
Tại các thị trường trong nước, trong nửa đầu tháng 11/2019 giá nhiều mặt hàng nông, thủy sản có xu hướng phục hồi trở lại sau khi sụt giảm nhiều tuần liên tiếp. Trong đó, giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên đã tăng lên 33.400 đồng/kg